Đánh giá kết quả đặt stent đường mật qua nội soi mật tụy ngược dòng trong điều trị tắc mật do ung thư

  • Đỗ Quang Út Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
  • Nguyễn Tiến Thịnh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Khánh Trạch Bệnh viện Bạch Mai

Main Article Content

Keywords

Tắc mật do ung thư, stent đường mật

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả đặt stent đường mật (ĐM) qua nội soi mật tụy ngược dòng (NSMTND) điều trị tắc mật do ung thư (TMDUT). Đối tượng và phương pháp: 88 bệnh nhân (BN) TMDUT, được đặt stent ĐM qua NSMTND điều trị nội trú tại Bộ môn - Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 giai đoạn từ tháng 10/2014 đến tháng 10/2018. Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp không đối chứng, theo dõi dọc trước sau điều trị. Kết quả: Tỷ lệ thành công kỹ thuật là 80/88 (90,9%) BN. Tỷ lệ dẫn lưu thành công về chức năng đạt 80/80 (100%) BN. 12/12 (100%) BN đặt stent trước mổ đủ điều kiện phẫu thuật với trung vị thời gian đặt stent trước mổ là 17,5 ngày. Sau đặt stent 1 tháng, ở 68 BN đặt stent điều trị giảm nhẹ, cải thiện lâm sàng ở phần lớn các trường hợp, nồng độ bilirubin TP huyết thanh giảm > 75% so với trước đặt stent hoặc trở về ngưỡng bình thường ở 57/68 (83,8%) BN. Kết quả lâu dài cho thấy trung vị thời gian sống thêm là 175 ngày, thời gian dẫn lưu hiệu quả (thời gian stent thông) của stent kim loại vượt trội so với stent nhựa với trung vị tương ứng là 266 ngày và 142 ngày (p<0,001). Kết luận: Đặt stent đường mật qua NSMTND ở BN tắc mật do ung thư có kết quả dẫn lưu tốt với cả điều trị giảm nhẹ hoặc trước phẫu thuật.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bô Y tế (2014) Nội soi mật tụy ngược dòng can thiệp đặt stent đường mật - tụy. Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa chuyên ngành Tiêu hóa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 77-81.
2. Mai Thị Hội, Chu nhật Minh và Nguyễn Trung Liêm (2005) Điều trị hẹp đường mật do u bằng nội soi can thiệp tại Bệnh viện Việt Đức từ 11/2001 đến 5/2005. Y Học Việt Nam. 310, tr. 87-92.
3. Võ Xuân Quang (2005) Vai trò của đặt stent đường mật qua nội soi mật tụy ngược dòng trong tắc mật. Luận án Tiến sỹ Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Aghaie Meybodi M, Shakoor D, Nanavati J et al (2020) Unilateral versus bilateral endoscopic stenting in patients with unresectable malignant hilar obstruction: A systematic review and meta-analysis. Endoscopy international open 8(3): 281-290.
5. Sun C, Yan G, Li Z, Tzeng CM (2014) A meta-analysis of the effect of preoperative biliary stenting on patients with obstructive jaundice. Medicine 93(26): 1-8.
6. Dowsett JF, Vaira D, Hatfield AR et al (1989) Endoscopic biliary therapy using the combined percutaneous and endoscopic technique. Gastroenterology 96(4): 1180-1186.
7. Dumonceau JM, Tringali A, Blero D et al (2012) Biliary stenting: Indications, choice of stents and results: European Society of Gastrointestinal Endoscopy (ESGE) clinical guideline. Endoscopy 44(3): 277-298.
8. De Palma GD, Pezzullo A, Rega M et al (2003) Unilateral placement of metallic stents for malignant hilar obstruction: A prospective study. Gastrointestinal endoscopy 58(1): 50-53.
9. Moole H, Bechtold M, Puli SR (2016) Efficacy of preoperative biliary drainage in malignant obstructive jaundice: a meta-analysis and systematic review. World Journal of Surgical Oncology 14(182): 1-11.
10. Kawakami H, Hiroyuki M, Tsuyoshi M et al (2012) A multicenter, prospective, randomized study of selective bile duct cannulation performed by multiple endoscopists: The BIDMEN study. Gastrointest Endoscopy 75(2).
11. Nam HS, Kang DH, Kim HW et al (2017) Efficacy and safety of limited endoscopic sphincterotomy before self-expandable metal stent insertion for malignant biliary obstruction. World J Gastroenterol 23(9): 1627-1636.
12. Zorron Pu L, de Moura EG, Bernardo WM et al (2015) Endoscopic stenting for inoperable malignant biliary obstruction: A systematic review and meta-analysis. World J Gastroenterol 21(47): 13374-13385.