Mối liên quan giữa rối loạn lipid máu và glucagon-like peptide-1 ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 chẩn đoán lần đầu có thừa cân béo phì

  • Lê Đình Tuân Trường Đại học Y Dược Thái Bình
  • Nguyễn Thị Phi Nga Học viện Quân y
  • Trần Thị Thanh Hóa Bệnh viện Nội tiết Trung ương
  • Nguyễn Tiến Sơn Học viện Quân y
  • Nguyễn Thị Hồ Lan Bệnh viện Nội tiết Trung ương
  • Trần Thị Hằng Trường Đại học Y Dược Thái Bình
  • Vũ Thanh Bình Trường Đại học Y Dược Thái Bình
  • Dương Huy Hoàng Trường Đại học Y Dược Thái Bình
  • Khương Tùng Ân Phòng Y tế, UBND huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

Main Article Content

Keywords

Đái tháo đường týp 2 chẩn đoán lần đầu, glucagon-like peptid-1, rối loạn lipid máu, thừa cân béo phì

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ rối loạn lipid máu và mối liên quan của nó với nồng độ glucagon-like peptid-1 ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 chẩn đoán lần đầu có thừa cân béo phì. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 66 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 chẩn đoán lần đầu có thừa cân béo phì điều trị nội trú tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Kết quả: Nồng độ trung bình và tỷ lệ bệnh nhân rối loạn các thành phần lipid máu lần lượt là: Triglycerid (3,01 ± 2,18mmol/l, tăng là 69,7%), cholesterol (5,49 ± 1,34mmol/l, tăng là 60,6%), LDL-C (3,27 ± 1,03, tăng là 43,9%), HDL-C (1,20 ± 0,33, giảm là 16,7%), tỷ lệ rối loạn lipid máu nói chung là 84,8%. Có mối tương quan thuận mức độ vừa giữa nồng độ GLP-1 khi đói với triglycerid (r = 0,367), tương quan nghịch mức độ vừa với LDL-C (r = -0,312). Có mối tương quan thuận mức độ chặt giữa nồng độ GLP-1 sau 2 giờ uống 75 gam glucose với triglycerid (r = 0,647). Kết luận: Bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có thừa cân béo phì, tỷ lệ rối loạn lipid máu nói chung cao 84,8%, chủ yếu tăng triglycerid (69,7%). Có mối tương quan thuận giữa nồng độ GLP-1 với triglycerid và tương quan nghịch với LDL-C.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Hội Tim mạch học Việt Nam (2008) Khuyến cáo 2008 của hội tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán, điều trị tăng huyết áp ở người lớn. Khuyến cáo về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa giai đoạn 2006-2010, tr. 1-62.
2. Nguyễn Thị Phi Nga (2009) Nghiên cứu nồng độ TNFα, CRP huyết thanh và liên quan với hình thái, chức năng động mạch cảnh gốc bằng siêu âm Doppler mạch ở BN ĐTĐ týp 2. Luận án Tiến sỹ Y học, Học viện Quân y.
3. Nguyễn Thị Thu Thảo (2012) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và tình trạng kháng insulin trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 mới chẩn đoán. Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân y.
4. ADA (2012) Standards of medical care in diabetes - 2012. Diabetes Care 35(1): 11-63.
5. Diva De Leon, Michael Crutchlow et al (2006) Role of GLP-1 in the pathogenthesis and treatment of diabetes mellitus. The International Journal of Biochemistry and Cell Biology 38: 845-859.
6. Fang Zhang, Xialian Tang, Hongyl Cao et al (2012) Impaired secretion of total GLP-1 in people with impaired fasting glucose combined impaired glucose tolerance. Medical Sciences 9(7): 574-581.
7. Marjan A et al (2013) Preserved GLP-1 and exaggerated GIP in type 2 diabetes and relationships with triglycerides and ALT. Endocrinology 169: 421-430.
8. Gavigan AK and Murphy KG (2012) Gut hormones: The future of obesity treatment?. Bristish Journal of Clinical Pharmacology 74(6): 911-919.
9. Katia Piotrowski et al (2013) Circulating concentration of GLP-1 are associated with coronary atherosclerosis in humans. Cardiovascular Diabetology 12(117): 1-7.
10. Tojo MY, Tojo T and Takahira N (2010) Elevated circulating levels of an incretin hormone, GLP-1, are associated with metabolic components in high - risk patients with cardiovascular disease. Cardiovascular Diabetology 9(17): 1- 10.