Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng kiến thức dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân tăng huyết áp điều trị tại Viện Điều trị Cán bộ cao cấp Quân đội

  • Nguyễn Thị Thúy Hà Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Văn Triệu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Luyện Trung Kiên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Mai Kiều Oanh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Hiểu biết, tăng huyết áp, dự phòng đột quỵ não, sĩ quan cao cấp Quân đội

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu một số đặc điểm lâm sàng và kiến thức dự phòng đột quỵ của bệnh nhân tăng huyết áp điều trị tại Viện Điều trị Cán bộ cao cấp Quân đội. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang từ tháng 03/2020 đến tháng 07/2020. Đối tượng nghiên cứu gồm 100 bệnh nhân tăng huyết áp là cán bộ cao cấp Quân đội điều trị nội trú tại Khoa A1-A và ngoại trú tại Khoa C1-2. Bác sĩ, điều dưỡng phỏng vấn các đối tượng nghiên cứu theo mẫu câu hỏi lựa chọn đã soạn sẵn.     Kết quả: Chúng tôi phỏng vấn 100 đối tượng nghiên cứu (98% nam, 2% nữ, tuổi trung bình 65 tuổi, từ 45 - 89 tuổi). Các yếu tố nguy cơ đột quỵ phổ biến được các đối tượng nghiên cứu xác định là tăng huyết áp (88%), béo phì (64%), các bệnh lý tim mạch (62%). Các yếu tố nguy cơ đột quỵ khác được xác định bao gồm tuổi cao (58%); căng thẳng (54%), hút thuốc lá (58%), uống rượu bia (58%). Chỉ có lần lượt là 50%, 52% và 48% xác định đái tháo đường, tiền sử đột quỵ và cơn thiếu máu thoảng qua là nguy cơ đột quỵ. Các triệu chứng báo hiệu đột quỵ chủ yếu được các đối tượng nghiên cứu xác định là đột ngột tê dại, yếu, liệt 1 bên cơ thể (78%), rối loạn lời nói (70%), đột ngột không nhìn thấy (48%). Để dự phòng đột quỵ, các đối tượng nghiên cứu cho rằng cần phát hiện và điều trị các yếu tố nguy cơ đột quỵ (60%), lối sống khoa học và hợp lý (80%), ăn hạn chế muối (62%) và không uống rượu (64%).      Kết luận: Hiểu biết của các bệnh nhân tăng huyết áp là cán bộ cao cấp Quân đội về dự phòng đột quỵ não còn chưa cao. Việc tuyên truyền, giáo dục các kiến thức dự phòng đột quỵ cho các bệnh nhân tăng huyết áp, người cao tuổi trong Quân đội là rất cần thiết để dự phòng đột quỵ.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Ngô Minh Hà (2002) Kiến thức, thực hành phòng tai biến mạch máu não của bệnh nhân trên 60 tuổi tăng huyết áp tại trung tâm y tế quận Đống Đa, Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y tế Công cộng.
2. Lê Đức Hinh (2008) Tai biến mạch máu não hướng dẫn và xử trí. Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
3. Trần Hồng Nhung (2014) Kiến thức, thực hành phòng tai biến mạch máu não và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi phường Đức Giang, quận Long Biên, Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ y tế công cộng, Trường Đại học Y tế Công cộng.
4. Lê Công Phước (2015) Kiến thức, thực hành phòng biến chứng tai biến mạch máu não của người cao tuổi mắc tăng huyết áp tại xã Thanh Tùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương năm 2015. Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y tế Công cộng.
5. Lê Văn Thành (1992) Tai biến mạch máu não. Bệnh học thần kinh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Triệu, Sven Britton (2007) Đánh giá tình trạng hiểu biết của người dân về đột quỵ. Tạp chí Y học Quân sự, 1(251), tr. 45-48.
7. Nguyễn Kim Vỹ (2007) Kiến thức, thực hành dự phòng tái phát tai biến mạch máu não có tăng huyết áp của bệnh nhân nội trú, bệnh viện châm cứu trung ương. Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Y tế Công cộng.
8. Benjamin EJ, Blaha MJ, Chiuve SE, Cushman M, Das SR, Deo R et al (2017) Heart disease and stroke statistics 2017 update. A Report From the American Heart Association 135: 1-458.
9. Whelton PKJ, Carey RM, Aronow WS et al (2018) 2017 ACC/AHA/AAPA/ABC/ACPM/AGS/APhA/ASH/ASPC/NMA/PCNA guideline for the prevention, detection, evaluation, and management of high blood pressure in adults: A report of the American College of Cardiology/American Heart Association task force on clinical practice guidelines. J Am Coll Cardiol 71(19).
10. William JP et al (2018) 2018 Guidelines for the early management of patients with acute ischemic stroke: A guideline for healthcare professionals from the American Heart Association/American Stroke Association. Stroke 49: 46-110.