Nghiên cứu ứng dụng thang điểm Essen trong tiên lượng bệnh nhân chảy máu não

  • Nguyễn Đình Toàn Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế
  • Nguyễn Kiều My Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế

Main Article Content

Keywords

Thang điểm Essen, chảy máu não

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá các yếu tố của thang điểm chảy máu não Essen trong tiên lượng bệnh nhân chảy máu não. Khảo sát mối liên quan, tương quan giữa giá trị tiên lượng bằng thang điểm Essen ICH với giá trị tiên lượng của một số yếu tố lâm sàng và so với thang điểm ICH, thang điểm mICH. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, có theo dõi dọc trên 120 bệnh nhân chảy máu não tự phát tại Bệnh viên Trung ương Huế từ tháng 01/2019 đến tháng 01/2020. Các bệnh nhân chảy máu não khởi phát trong vòng 24 giờ đầu tiên được thăm khám trực tiếp, tính các thang điểm Essen (gồm ba thành tố: Tuổi, NIHSS, mức độ ý thức theo NIHSS) và các thông số lâm sàng, cận lâm sàng khác. Thu thập thông tin về kết cục chức năng của bệnh nhân tại thời điểm 100 ngày sau khởi bệnh bằng phương pháp phỏng vấn qua điện thoại. Số liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0. Hồi quy logistic được sử dụng để xác định yếu tố tiên lượng độc lập. Giá trị thang điểm được xác định bởi đường cong ROC. Kết quả: Trong 120 bệnh nhân, tuổi trung bình là 64,32 ± 13,625 năm, điểm NIHSS trung bình 15,17 ±  10,793, 43,3% bệnh nhân có điểm ý thức theo NIHSS là 0. Essen ICH = 0 có 93,8% bệnh nhân hồi phục hoàn toàn, và với ICH ≥ 7 100% tử vong. Essen ICH cho thấy có giá trị cao trong tiên lượng kết cục tàn tật và tử vong. Trong tiên lượng kết cục tàn tật theo thang điểm Barthel sau 100 ngày, Essen ICH tỏ ra vượt trội hơn so với ICH và mICH (AUC lần lượt: Essen ICH: 0,934 (95%CI: 0,893 - 0,975); ICH: 0,882 (95% CI: 0,823 - 0,942); mICH: 0,896 (95% CI: 0,842 - 0,951). Kết luận: Essen ICH là thang điểm dễ sử dụng cho tiên lượng bệnh nhân chảy máu não. Nó có giá trị rất cao trong tiên lượng kết cục chức năng không tốt và dễ dàng sử dụng trong tiên lượng cá nhân hoặc thiết kế nghiên cứu lâm sàng.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thanh Thảo (2018) Hình ảnh học các bệnh lí sọ não thường gặp. Đại Học Huế.
2. Sang Joon An (2017) Epidemiology, risk factors, and clinical features of intracerebral hemorrhage: An update. Journal of Stroke 19: 3-10.
3. Emelia JB (2019) Heart disease and stroke statistics. Update: 281-326.
4. Joseph PB (1993) Volume of intracerebral hemorrhage a powerful and easy-to-use predictor of 30-day mortality. Stroke 24: 987-993.
5. Cinzia F (2018) National Institutes of Health Stroke Scale in patients with primary intracerebral hemorrhage. Neurological Sciences.
6. Gregório T (2018) Assessment and comparison of the four most extensively validated prognostic scales for intracerebral hemorrhage: Systematic review with Meta-analysis. Springer Nature and Neurocritical Care Society.
7. Claude Hemphill III J (2015) Guidelines for the management of spontaneous intracerebral hemorrhage. Stroke 46: 2032-2060.
8. Castillo J (1994) Prognostic factors in spontaneous intracerebral hemorrhage. An med internal.
9. Weimar C (2006) Development and validation of the Essen intracerebral haemorrhage Score. J Neurol Neurosurg Psychiatry 77: 601-605.
10. Zahuranec DB (2007) Early care limitations independently predict mortality after intracerebral hemorrhage. Neurology 68: 1647-1657.
11. Zurasky JA (2005) Early mortality following spontaneous intracerebral hemorrhage. Neurology 64: 725-727.