Đánh giá hiệu quả điều trị của phương pháp lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học ở bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp do tác nhánh lớn động mạch nội sọ có rung nhĩ

  • Nguyễn Công Thành Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Văn Phương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Văn Trường Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Trọng Tuyển Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Văn Tuyến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Đình Toàn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Xuân Dương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Thái Dũng Bệnh viện Quân y 103
  • Dương Hữu Bắc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Thiếu máu não cấp, tắc nhánh lớn động mạch nội sọ, dụng cụ cơ học, rung nhĩ

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả và các biến chứng của phương pháp lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học ở bệnh nhân rung nhĩ đột quỵ thiếu máu não cấp do tắc nhánh lớn động mạch sọ. Đối tượng và phương pháp: Can thiệp lâm sàng, tự chứng. Tiến hành trên 121 bệnh nhân thiếu máu não cấp do tắc nhánh lớn động mạch sọ được can thiệp lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 6/2016 đến tháng 7/2017. Mô tả các đặc điểm chung, vị trí tắc mạch, điểm ASPECTS (Alberta Stroke Program Early CT score), điểm CHA2DS2 - VASc, nguyên nhân rung nhĩ, tỷ lệ bệnh nhân có chỉ định dùng thuốc chống đông, thời gian can thiệp, kết quả tái thông, kết quả hồi phục thần kinh và tử vong sau 90 ngày, các biến chứng can thiệp và trong quá trình điều trị. Kết quả: Tuổi trung bình 64,7 ± 12,7 năm, nữ giới chiếm tỷ lệ 50,4%. Tắc động mạch não giữa 44,7%, tắc động mạch cảnh trong 44,6%; tắc động mạch thân nền 10,7%. Có 91,7% bệnh nhân có điểm ASPECTS ≥ 6 điểm. 59,6% bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim, 62% bệnh nhân có chỉ định dùng kháng đông bắt buộc. Tỷ lệ tái thông tốt (mTICI = 2b, 3) là 97,5%. Tỷ lệ hồi phục thần kinh tốt (mRS = 0 - 2) sau 90 ngày là 70,3%, tử vong 19,8%. Chảy máu nội sọ có triệu chứng 9,9%; di chuyển huyết khối 22,5%, rách động mạch não khi can thiệp 2,5%. Kết luận: Lấy huyết khối điều trị bệnh nhân rung nhĩ đột quỵ thiếu máu não cấp do tắc nhánh lớn tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 có tỷ lệ tái thông cao (97,5%), cải thiện tốt, hồi phục chức năng thần kinh, tỷ lệ biến chứng chảy máu nội sọ có triệu chứng vẫn trong giới hạn cho phép của thủ thuật can thiệp mạch não cấp cứu.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Powers WJ, Derdeyn CP, Biller J et al (2015) American Heart Association/American Stroke Association focused update of the 2013 guidelines for the early management of patients with acute ischemic stroke regarding endovascular treatment: A guideline for healthcare professionals from the American Heart Association/American Stroke Association. Stroke 46(10): 3020-3035.
2. Hindricks G, Potpara T, Dagres N et al (2020) ESC Guidelines for the diagnosis and management of atrial fibrillation developed in collaboration with the European Association for Cardio-Thoracic Surgery (EACTS). The Task Force for the diagnosis and management of atrial fibrillation of the European Society of Cardiology (ESC). Developed with the special contribution of the European Heart Rhythm Association (EHRA) of the ESC. European Heart Journal 00: 1-126.
3. Hacke W, Kaste M, Fieschi C et al (1998) Randomised double-blind placebo-controlled trial of thrombolytic therapy with intravenous alteplase in acute ischaemic stroke (ECASS II). Second European-Australasian Acute Stroke Study Investigators. Lancet 352(9136): 1245-1251.
4. Saver JL, Jahan R, Levy EI et al (2012) Solitaire flow restoration device versus the Merci Retriever in patients with acute ischaemic stroke (SWIFT): A randomised, parallel-group, non-inferiority trial. Lancet 380(9849): 1241-1249.
5. Ciccone A, Valvassori L, Nichelati M et al (2013) Endovascular treatment for acute ischemic stroke. N Engl J Med 368(25): 2433-2434.
6. Nguyễn Quang Anh, Vũ Đăng Lưu, Trần Anh Tuấn (2013) Đánh giá hiệu quả bước đầu của phương pháp lấy huyết khối bắng stent Solitaire ở các bệnh nhân nhồi máu não tối cấp. Tạp chí điện quang 14, tr. 226-232.
7. Behme D, Kowoll A, Mpotsaris A et al (2016) Multicenter clinical experience in over 125 patients with the Penumbra Separator 3D for mechanical thrombectomy in acute ischemic stroke. J Neurointerv Surg 8(1): 8-12.
8. Mordasini P, Brekenfeld C, Byrne JV et al (2012) Technical feasibility and application of mechanical thrombectomy with the Solitaire FR revascularization device in acute basilar artery occlusion. American Journal of Neuroradiology 34(1): 159-163.