Nghiên cứu xây dựng quy trình xác định arsen, cadimi, thủy ngân trong nước sắc thuốc thang đóng túi bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử

  • Nguyễn Quang Hiệu Viện Kiểm nghiệm, NC Dược và trang thiết bị y tế Quân đội

Main Article Content

Keywords

Arsen, cadimi, thủy ngân, thuốc sắc đóng túi, quang phổ hấp thụ nguyên tử

Tóm tắt

Mục tiêu: Xây dựng quy trình xác định arsen, cadimi và thủy ngân trong nước sắc thuốc thang đóng túi bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử. Đối tượng và phương pháp: Nước sắc thuốc thang đóng túi. Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử. Kết quả: Phương pháp có độ đúng (thông qua độ thu hồi) dao động từ 94,80% - 104,94% (arsen), từ 95,47% - 104,08% (cadimi), từ 96,06% - 103,11% (thủy ngân); độ lặp lại tốt (RSD = 1,27% - arsen, 2,26% - cadimi, 2,46% - thủy ngân); có sự tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa độ hấp thụ và nồng độ chất phân tích (arsen trong khoảng nồng độ từ 1,0 - 12,0ppb, hệ số tương quan R = 0,99997 và phương trình hồi quy tuyến tính y = 0,04691x - 0,00022; cadimi trong khoảng nồng độ từ 0,2 - 2,5ppb, hệ số tương quan R = 0,99999 và phương trình hồi quy tuyến tính y = 0,39935x + 0,01205; thủy ngân trong khoảng nồng độ từ 5,0 - 50,0ppb, hệ số tương quan R = 0,99999 và phương trình hồi quy tuyến tính y = 0,00973x + 0,00027), giới hạn phát hiện của arsen, cadimi và thủy ngân tương ứng là 0,043ppb, 0,005ppb và 0,178ppb; giới hạn định lượng của arsen, cadimi và thủy ngân tương ứng là 0,129ppp, 0,016ppb và 0,540ppb. Kết luận: Sử dụng được các quy trình này để định lượng từng kim loại (arsen, cadimi, thủy ngân) trong nước sắc thuốc thang đóng túi, các thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền với dạng bào chế tương tự.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2017) Dược điển Việt Nam, lần xuất bản thứ năm. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Bộ Y tế (2011) Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia đối với giới hạn kim loại nặng trong thực phẩm. QCVN 8-2:2011/BYT.
3. Lê Thị Hường Hoa (2006) Nghiên cứu định lượng thủy ngân trong một số dược liệu bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử. Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung ương.
4. Trịnh Văn Lẩu (2000) Phân tích một số nguyên tố độc (chì, đồng và asen) trong một số chế phẩm đông dược bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử. Báo cáo đề tài khoa học công nghệ, Viện Kiểm nghiệm - Bộ Y tế.
5. Mai Diệu Thúy (2012) Xác định kim loại nặng Pb, Cd trong thuốc đông y bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa (GF-AAS). khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên.
6. Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương (2019) Xác định các kim loại nặng trong thuốc đông dược, dược liệu và trong mẫu mĩ phẩm. Tài liệu tập huấn.
7. United States Pharmacopoeia 41 (2018), 2(1): 2058-2560, 3050-3053.