Vai trò của dược sĩ lâm sàng trong cải thiện kỹ thuật sử dụng các thuốc dạng hít ở bệnh nhân COPD

  • Nguyễn Thành Hải Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Lê Thị Duyên Bệnh viện Phổi Hải Dương
  • Cấn Khánh Linh Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Lý Công Thành Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Đỗ Thành Long Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Phạm Văn Huy Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Văn Lưu Bệnh viện Phổi Hải Dương

Main Article Content

Keywords

Dược sĩ lâm sàng, kỹ thuật hít, COPD

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá vai trò của dược sĩ lâm sàng trong cải thiện kỹ thuật sử dụng các thuốc dạng hít ở bệnh nhân COPD tại Bệnh viện Phổi Hải Dương. Đối tượng và phương pháp: Bệnh nhân COPD đang được quản lý điều trị ngoại trú thuộc “Dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính” tại Bệnh viện Phổi Hải Dương trong thời gian từ tháng 11/2018 đến tháng 02/2019. Nghiên cứu theo thiết kế thuần tập tiến cứu có can thiệp. Kết quả: Sau 3 tháng can thiệp, tỷ lệ bệnh nhân mắc sai sót trong từng bước khi sử dụng dụng cụ hít giảm đáng kể. Tỷ lệ bệnh nhân mắc lỗi sai tính theo tổng số các bước quan trọng khi dùng MDI (p<0,001) và DPI (p<0,05) đều giảm. Tỷ lệ bệnh nhân thuộc nhóm “Kỹ thuật tối ưu” tăng từ 28,6% lên 73,8% ở MDI và 31,1% lên 75,0% ở DPI. Bệnh nhân tăng 1 tuổi thì khả năng thực hiện đúng kỹ thuật giảm 12% (OR = 0,88, 95% CI: 0,85 - 0,92, p<0,001). Thường xuyên tham gia câu lạc bộ COPD giúp bệnh nhân có thể thực hiện đúng kỹ thuật gấp 2,03 lần (OR = 2,03, 95% CI: 1,5 - 2,74, p<0,001) so với bệnh nhân không tham gia. Bệnh nhân có trình độ học vấn cao sẽ có khả năng thực hiện đúng kỹ thuật bằng 3,99 lần (OR = 3,99, 95% CI: 1,86 - 8,52, p<0,001) so với bệnh nhân có trình độ học vấn thấp. Kết luận: Dược sĩ lâm sàng tại Bệnh viện Phổi Hải Dương có vai trò quan trọng trong cải thiện kỹ thuật sử dụng các thuốc dạng hít của bệnh nhân COPD. Đã phát hiện 3 yếu tố ảnh hưởng tới sai sót kỹ thuật sử dụng các thuốc dạng hít của bệnh nhân COPD là tuổi, học vấn, tham gia câu lạc bộ COPD.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2018) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Ban hành kèm theo quyết định số 3874/QĐ-BYT ngày 26/6/2018.
2. Đặng Thị Thanh Huyền (2018) Đánh giá tuân thủ và kỹ thuật sử dụng thuốc điều trị hen phế quản ở bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang. Luận văn Thạc sĩ Dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội.
3. Lê Thị Tuyết Lan (2011) The acruality of chronic obstructive pulmonary disease in Vietnam. Journal of French-Vietnamese Association of Pulmonology 2(4): 46-48.
4. Nguyễn Hoài Thu (2016) Đánh giá tuân thủ điều trị và kỹ thuật sử dụng các dạng thuốc hít trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Bạch Mai. Luận văn Thạc sĩ Dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội.
5. Chaicharn P, Warawut C, Nittaya P et al (2015) Evaluating inhaler use technique in COPD patients. International Journal of COPD 10: 1291-1298 https://doi.org/10.2147/COPD.S85681.
6. Hammerlein A, Muller U, Schulz M (2011) Pharmacist-led intervention study to improve inhalation technique in asthma and COPD patients. Evaluation in Clinical Practice 61-70 https://doi.org/10.1111/j.1365-2753.2010.01369.x.
7. Joshua B, Karen D, Amneet A et al (2012) Evaluation of the use of inhaled medications by hospital inpatients with chronic obstructive pulmonary disease. Can J Hosp Pharm 65(2): 111-118. 10.4212/cjhp.v65i2.1118.
8. Piyush A, Lokender K, Vikram V (2014) Evaluating the technique of using inhalation device in COPD and Bronchial Asthma patients. Respiratory Medicine 108: 992-998.
9. Thomas RP, Rani NV, Kannan G et al (2015) Impact of Pharmacist-Led continuos education on the knowledge of inhalation technique in asthma and COPD patients. International Journal of Medical and Health Science 4(1): 40-46.