Đánh giá kết quả sử dụng MTA (Mineral trioxide aggregate) trong điều trị viêm quanh cuống răng mạn tính

  • Phạm Thị Thu Hằng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Điều trị nội nha, răng viêm quanh cuống mạn tính, MTA (Mineral trioxide aggregate).

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá sự lành thương trên lâm sàng và trên phim X-quang cận chóp của răng viêm quanh cuống mạn tính được điều trị nội nha bằng MTA. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng thực hiện trên 36 bệnh nhân với 56 răng viêm quanh cuống răng mạn tính được điều trị nội nha theo quy trình có sử dụng MTA (Mineral trioxide aggregate), so sánh kết quả trước và sau điều trị. Kết quả và kết luận: Sau 1 năm điều trị, 52 răng được bảo tồn. Sau 6 tháng, 34/56 răng (60,71%) đạt kết quả tốt, 18/56 răng (32,14%) đạt khá và 4/56 răng (7,14%) kết quả kém phải nhổ bỏ. Sau 12 tháng, kết quả điều trị nói chung đạt tốt 76,78% (43/56 răng), khá 16,07% (9/56 răng) và kém 7,14% (4/56 răng). Kết quả tốt tăng theo thời gian điều trị ở thời điểm 6 tháng và 12 tháng. Sử dụng MTA trong điều trị các răng viêm quanh cuống đã có hiệu quả bảo tồn khá và tốt tới 92,85%.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Huỳnh Kim Diễm, Phạm Thị Hương Loan, Lê Đức Lánh (2007) Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị sang thương quanh chóp răng từ tháng 9/1999 đến tháng 9/2001. Tạp chí Y Học Thành phố Hồ Chí Minh tập 11, số 2 – 2007, tr. 240-247.
2. Nguyễn Mạnh Hà (2005) Nghiên cứu đặc điểm và điều trị viêm quanh cuống răng mạn tính bằng phương pháp nội nha. Luận án tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 36-90.
3. Trịnh Thị Thái Hà, Võ Trương Như Ngọc, Nguyễn Thị Châu (2013) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X-quang và nguyên nhân của các răng điều trị tủy lại. Y học thực hành (864) số 3 - 2013, tr. 67-70.
4. Vũ Thị Quỳnh Hà (2009) Đánh giá kết quả điều trị viêm quanh cuống mạn tính ở răng hàm hàm dưới bằng phương pháp nội nha. Luận văn Thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 56-70.
5. Trần Thị An Huy (2018) Hiệu quả sát khuẩn ống tủy bằng Natri hypoclorit, calcium hydroxide và định loại vi khuẩn trong điều trị viêm quanh cuống răng mạn tính. Luận án Tiến sỹ y học 2018, Trường Đại học Y Hà Nội.
6. Đào Thị Hằng Nga (2015) Nghiên cứu điều trị nội nha ở răng vĩnh viễn chưa đóng cuống bằng mineral trioxide aggregate (MTA). Luận án Tiến sỹ y học.
7. Arnaldo C (2004) Pulpal Pathology. Endodontics 1: 136-159.
8 Goeffrey LH (1995) Surgical aids to endodontics. Minororal surgery: 315-327.
9. Fariborz M, Safoora S, Fereshte S et al (2011) Success rate of nonsurgical endodontic treatment of nonvital teeth with variable periradicular lesions. I ran Endod 6(3): 119-124.
10. Farrugia C, Baca P, Camilleri J & Arias Moliz M T (2017) Antimicrobial activity of ProRoot MTA in contact with blood. Scientific RepoRts 7: 41359 | DOI: 10.1038/srep41359.
11. Langlais RP, Langland OE, Nortjé CJ (1995) Radiologic diagnosis of pulpal and periapical disease. Diagnosis imaging of the jaws: 199-202.
12. Pace R, Giuliani V, Pini Prato L et al (2007) Apical plug technique using mineral trioxide aggregate: Results from a case series. Int Endod J 40: 478-484.
13. Torabinejad M, Parirokh M (2010) Mineral trioxide aggregate: A comprehensive literrature review - part II: Leakage and biocompatibility investigations. JOE 36: 190-202.