Phẫu thuật cắt rộng cung sau kết hợp cố định cột sống cổ bằng nẹp vít khối bên điều trị bệnh lý tủy cổ do thoái hóa đa tầng có kèm biến dạng gù

  • Nguyễn Trọng Yên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Khắc Hiếu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Quang Dũng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Quang Anh Học viện Quân y

Main Article Content

Keywords

Bệnh lý tủy cổ đa tầng do thoái hóa, cắt cung sau rộng

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật cắt rộng cung sau (cắt bỏ bờ trong các mấu khớp và giải chèn ép lỗ ghép thần kinh) trong điều trị bệnh lý cổ đa tầng do thoái hóa có kèm biến dạng gù. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu. Tất cả các dữ liệu lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh của từng bệnh nhân trên X-quang quy ước, cộng hưởng từ trước và sau phẫu thuật được đánh giá. Các dữ liệu phân tích gồm: Điểm JOA, tỷ lệ hồi phục, tỷ lệ phục hồi, chỉ số đường cong (CI), mức độ nở rộng và khoảng cách dịch chuyển phía sau của tủy, mức độ triệu chứng trục và tổn thương rễ C5. Tỷ lệ phục hồi của mỗi bệnh nhân dựa trên điểm JOA. Chỉ số đường cong cột sống cổ được đánh giá dựa trên mức độ nở và khoảng cách dịch chuyển phía sau của tủy trên phim cộng hưởng từ. Mức độ của triệu chứng trục được lượng giá bằng thang điểm VAS. Phân tích thống kê sử dụng thuật toán t test cặp đôi, có ý nghĩa với giá trị p<0,05. Kết quả: Nghiên cứu trên 32 bệnh nhân có bệnh lý tủy cổ do thoái hóa đa tầng kèm biến dạng gù (24 nam và 8 nữ; tuổi trung bình 64,6 ± 6,7 năm). Cắt rộng cung sau được tiến hành trung bình 3,9 mức (dao động, 3 - 5 mức). Thời gian theo dõi trung bình sau phẫu thuật 11,2 tháng (dao động, 6 - 24 tháng). Các dữ liệu phân tích tại thời điểm thăm khám cuối cùng chỉ ra sự khác biệt trước và sau phẫu thuật giữa điểm JOA (t = 25,12, p<0,001), sự cải thiện của chỉ số CI (t = 22,68, p<0,001), đường kính trước sau tại mức tủy bị chèn ép nhiều nhất (t = 9,67, p<0,001), và điểm VAS (t = 12,7, p<0,001). Sự dịch chuyển ra sau của tủy trung bình là 4,42 ± 1,12mm. Sự liền xương hoàn toàn được xác định trên các phim X-quang quy ước tại thời điểm 6 tháng sau phẫu thuật. Trong thời gian theo dõi, 4 bệnh nhân (12,5%) còn triệu chứng trục; không có trường hợp nào tổn thương rễ C5 và thất bại về dụng cụ. Kết luận: Phẫu thuật cắt rộng cung sau kết hợp cố định cột sống lối sau mang lại hiệu quả điều trị bệnh lý tủy cổ do thoái hóa đa tầng trong việc phục hồi chức năng thần kinh, khôi phục lại độ cong của cột sống cổ, giảm tỷ lệ các triệu chứng trục và tổn thương rễ C5.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Kim TJ, Bae KW, Uhm WS et al (2008) Prevalence of ossification of the posterior longitudinal ligament of the cervical spine. Joint Bone Spine 75: 471-474.
2. Hillard VH, Apfelbaum RI (2006) Surgical management of cervical myelopathy: Indications and techniques for multilevel cervical discectomy. Spine J 6: 242-251.
3. Kaptain GJ, Simmons NE, Replogle RE et al (2000) Incidence and outcome of kyphotic deformity following laminectomy for cervical spondylotic myelopathy. J Neurosurg Spine 93: 199-204.
4. Hirabayashi K, Miyakawa J, Satomi K et al (1981) Operative results and postoperative progression of ossification among patients with ossification of cervical posterior longitudinal ligament. Spine 6: 354-364.
5. Takeshita K, Murakami M, Kobayashi A et al (2001) Relationship between cervical curvature index (Ishihara) and cervical spine angle (C2-7). J Orthop Sci 6: 223-236.
6. Hostin RA, Wu C, Perra JH et al (2008) A biomechanical evaluation of three revision screw strategies for failed lateral mass fixation. Spine 33: 2415-2421.
7. Katonis P, Papadakis SA, Galanakos S et al (2001) Lateral mass screw complications: Analysis of 1662 screws. J Spinal Disord Tech 24: 415-420.
8. Duan Y, Zhang H, Min SX, et al (2011) Posterior cervical fixation following laminectomy: A stress analysis of three techniques. Eur Spine J 20: 1552-1559.
9. Aydogan M, Enercan M, Hamzaoglu A et al (2012) Reconstruction of the subaxial cervical spine using lateral mass and facet screw instrumentation. Spine 37: 335-341.
10. Singh K, Vaccaro AR, Kim J et al (2003) Biomechanical comparison of cervical spine reconstructive techniques after a multilevel corpectomy of the cervical spine. Spine 28: 2352-2358.
11. Otani K, Sato K, Yabuki S et al (2009) A segmental partial laminectomy for cervical spondylotic myelopathy: Anatomical basis and clinical outcome in comparison with expansive open-door laminoplasty. Spine 34: 268-273.
12. Motosuneya T, Maruyama T, Yamada H, et al (2011) Long-term results of tension-band laminoplasty for cervical stenotic myelopathy: A tenyear follow-up. J Bone Joint Surg Br 93: 68-72.
13. Chen Y, Chen D, Wang X et al (2007) C5 palsy after laminectomy and posterior cervical fixation for ossification of posterior longitudinal ligament. J Spinal Disord Tech 20: 533-535.
14. Lee JY, Sharan A, Baron EM et al (2006) Quantitative prediction of spinal cord drift after cervical laminectomy and arthrodesis. Spine 31: 1795-1798