Kết quả phẫu thuật thắt đường rò gian cơ thắt điều trị rò hậu môn tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

  • Nguyễn Đắc Thao Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
  • Lê Nhật Huy Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
  • Nguyễn Văn Chung Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
  • Nguyễn Xuân Hùng Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Main Article Content

Keywords

Rò hậu môn, bảo tồn cơ thắt, khoang gian cơ thắt

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả chỉ định và kĩ thuật thắt đường rò qua khoang gian cơ thắt điều trị bệnh rò hậu môn. Đánh giá kết quả điều trị rò hậu môn bằng phẫu thuật thắt đường rò gian cơ thắt tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Đối tượng và phương pháp: 31 bệnh nhân được phẫu thuật thắt đường rò qua khoang gian cơ thắt điều trị rò hậu môn tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. 18 bệnh nhân hồi cứu; 13 bệnh nhân tiến cứu, được lựa chọn và phẫu thuật theo một quy trình; nghiên cứu mô tả theo dõi dọc. Kết quả: Tuổi trung bình: 39,6 ± 11,8 năm; tỷ lệ nam/ nữ: 25/6; 5 (16,1%) bệnh nhân dẫn lưu áp xe và dùng kháng sinh trước mổ; tiền sử mổ rò hậu môn cũ: 16 (51,6%). Thời gian mổ trung bình 35,7 ± 11,7 (phút), 1 (3,2%) bệnh nhân thực hiện phẫu thuật Park kèm theo. Thời gian nằm viện trung bình: 3,5 ± 1,3 (ngày), chảy máu sau mổ: 1 (3,2%), trĩ tắc mạch sau mổ: 1 (3,2%), tái phát 3 (9,7%), không có bệnh nhân nào mất tự chủ sau mổ. Kết luận: Chỉ định phẫu thuật LIFT có thể được mở rộng đối với một số trường hợp có áp xe cạnh đường rò (cần chụp cộng hưởng từ phối hợp và có thể sử dung kháng sinh trước mổ). Điều tri rò hậu môn bằng phẫu thuật LIFT có tỷ lệ tái phát và biến chứng sau mổ thấp, bảo tồn tối đa cơ thắt và chức năng tự chủ cho bệnh nhân.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Vũ Tiến Quốc Thái, Nguyễn Trung Vinh (2015) Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật cột đường rò gian cơ thắt (LIFT) trong điều trị rò hậu môn xuyên cơ thắt. Y Học TP. Hồ Chí Minh. 19(5), tr. 58-65.
2. Trần Thị Tranh, Lê Châu Hoàng Quốc Chương, Nguyễn Trung Tín (2012) Kết quả sớm của phẫu thuật LIFT trong điều trị rò hậu môn xuyên cơ thắt. Y Học TP. Hồ Chí Minh 16(1), tr. 121-125.
3. Hokkanen S RK et al (2019) Prevalence of anal fistula in the United Kingdom. World journal of clinical cases 7(14): 1795.
4. Rojanasakul A et al (2007) Total anal sphincter saving technique for fistula-in-ano; the ligation of intersphincteric fistula tract. Journal-Medical Association of Thailand 90(3): 581.
5. Sugrue J et al (2017) Pathogenesis and persistence of cryptoglandular anal fistula: A systematic review. Techniques in coloproctology 21(6): 425-432.
6. Zanotti C et al (2007) An assessment of the incidence of fistula-in-ano in four countries of the European Union. International journal of colorectal disease 22(12): 1459-1462.
7. Emile SH et al (2019) Ligation of intersphincteric fistula tract (LIFT) in treatment of anal fistula: An updated systematic review, meta-analysis, and meta-regression of the predictors of failure. J Surgery 167(2): 484-492.
8. Zirak-Schmidt S, Perdawood SK (2014) Management of anal fistula by ligation of the intersphincteric fistula tract a systematic review. Dan Med J 61(12): 1-8.