Kết quả phẫu thuật nội soi cắt trực tràng điều trị ung thư biểu mô tuyến trực tràng qua 346 trường hợp tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Triệu Triều Dương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Văn Quốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Diêm Đăng Bình Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Hồ Hữu An Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Tuấn Linh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Văn Trưởng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Ung thư trực tràng, phẫu thuật nội soi, hoá xạ trị tiền phẫu

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi cắt trực tràng điều trị ung thư biểu mô tuyến trực tràng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang 346 bệnh nhân ung thư trực tràng được phẫu thuật nội soi cắt trực tràng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, từ tháng 6/2018 đến 10/ 2020. Kết quả: Tỷ lệ nam/nữ = 2,2/1, tuổi trung bình 61,8 ± 11,9 năm. Tỷ lệ hoá xạ trị tiền phẫu dài ngày 79,7%. Giai đoạn trước mổ I, II, III lần lượt là 13,0%, 15,6%, 71,4%. Tỷ lệ chuyển mổ mở 2,6%. Thời gian mổ trung bình 125,9 phút, lượng máu mất 63,9ml. Tỷ lệ phẫu thuật Miles ở nhóm ung thư trực tràng 1/3 giữa, dưới có hoá xạ trị tiền phẫu là 20,2%. Giai đoạn 0, I, II, III sau mổ ở nhóm có hoá xạ trị tiền phẫu lần lượt là 17,5%, 56,4%, 9,1%, 17,0%. Thời gian theo dõi trung bình 17,8 (2 - 28) tháng. Tỷ lệ biến chứng sau mổ 14%. Tỷ lệ tử vong 2,6%. Tỷ lệ tái phát tại chỗ 4,3%, tỷ lệ di căn xa 3,8%. Kết luận: Phẫu thuật nội soi cắt trực tràng điều trị ung thư trực tràng là phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả cao với ung thư biểu mô tuyến. Hoá xạ trị tiền phẫu dài ngày nhằm giảm giai đoạn khối u, tăng bảo tồn cơ thắt hậu môn.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Japanese Society for Cancer of the Colon and Rectum, Hashiguchi Y, Muro K et al (2020) Japanese Society for Cancer of the Colon and Rectum (JSCCR) guidelines 2019 for the treatment of colorectal cancer. Int J Clin Oncol 25(1): 1-42.
2. Glynne-Jones R, Wyrwicz L, Tiret E et al (2017) Rectal cancer: ESMO Clinical Practice Guidelines for diagnosis, treatment and follow-up. Annals of Oncology 28: 22-40.
3. National Comprehensive Cancer Network (NCCN) (2017) Clinical practice guidelines on oncology. Rectal cancer version 3.2017.pdf.
4. Campos FG (2013) The life and legacy of William Ernest Miles (1869-1947): A tribute to an admirable surgeon. Revista da Associação Médica Brasileira 59(2): 181-185.
5. Heald RJ, Husband EM and Ryall RDH (1982) The mesorectum in rectal cancer surgery the clue to pelvic recurrence?. Br J Surg 69(10): 613-616.
6. Lange MM, Rutten HJ and van de Velde CJH (2009) One hundred years of curative surgery for rectal cancer: 1908-2008. European Journal of Surgical Oncology (EJSO) 35(5): 456–463.
7. Lujan J, Valero G, Biondo S et al (2013) Laparoscopic versus open surgery for rectal cancer: Results of a prospective multicentre analysis of 4,970 patients. Surg Endosc 27(1): 295-302.
8. Memon MA, Awaiz A, Yunus RM et al (2018) Meta-analysis of histopathological outcomes of laparoscopic assisted rectal resection (LARR) vs open rectal resection (ORR) for carcinoma. The American Journal of Surgery 216(5): 1004-1015.
9. George JC (2018) Rectal Cancer Modern Approaches to Treatment. © Springer International Publishing AG 2018.
10. David EB, Steven DW, Janice FR (2019) Gordon and nivatvongs’ principles and practice of surgery for the Colon, Rectum, and Anus. © 2019 Thieme Medical Publishers, Inc.