Kết quả 4 năm đặt stent graft điều trị bệnh lý động mạch chủ tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Trần Quang Thái Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Văn Trường Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Trọng Tuyển Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Ngô Tuấn Anh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Quốc Hưng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đào Huy Hiếu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Tiến Đông Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Hoàng Anh Tuấn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Hà Hoài Nam Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Bệnh lý động mạch chủ, phình động mạch chủ, bóc tách động mạch chủ, stent graft

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả 4 năm phương pháp đặt stent graft tại Khoa Phẫu thuật Tim mạch - Viện Tim mạch- Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: Từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 12 năm 2020, Khoa Phẫu thuật Tim mạch - Viện Tim mạch - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã điều trị 57 bệnh nhân mắc bệnh lý động mạch chủ bằng phương pháp đặt stent graft. Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp theo dõi dọc. Kết quả: Tỷ lệ thành công về mặt kỹ thuật 57 (100%), tỷ lệ sống sót: 54 (94,7%), tỷ lệ thông mạch: 55 (96,5%), tỷ lệ can thiệp lại: 0 (0%). Tỷ lệ tử vong trong 30 ngày: 3 (5,3%), rò stent graft: 2 (3,5%), thiếu máu tuỷ: 2 (3,5%), đột quỵ não: 1 (1,8%), nhiễm trùng: 1 (1,8%). Kết luận: Trong điều trị bệnh lý động mạch chủ, phương pháp đặt stent graft là phương pháp an toàn và hiệu quả cao. Để điều trị triệt để bệnh lý động mạch chủ bằng phương pháp đặt stent graft, phẫu thuật nên được thực hiện trên bàn hybrid và do các bác sĩ ngoại khoa tim mạch thực hiện.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Mokashi SA, Svensson LG (2019) Guidelines for the management of thoracic aortic disease in 2017. Gen Thorac Cardiovasc Surg 67(1): 59-65.
2. Li F, Wu X, Yuan J et al (2018) Comparison of thoracic endovascular aortic repair, open surgery and best medical treatment for type B aortic dissection: A meta-analysis. International Journal of Cardiology 250: 240-246.
3. Czemy M, Pacini D, Aboyans A et al (2021) Current options and recommendations for the use of thoracic endovascular aortic repair in acute and chronic thoracic aortic disease: An expert consensus document of the European Society for Cardiology (ESC) Working Group of Cardiovascular Surgery, the ESC Working Group on Aorta and Peripheral Vascular Diseases, the European Association of Percutaneous Cardiovascular Interventions (EAPCI) of the ESC and the European Association for Cardio-Thoracic Surgery (EACTS). Eur J Cardiothorac Surg 59(1): 65-73.
4. Raimund E, Victor A, Catherine B et al (2014) 2014 ESC Guidelines on the diagnosis and treatment of aortic diseases. European Heart Journal 35: 2873–2926.
5. Iden A, Gustavo L, Shanka B et al (2019) Hybrid aortic arch debranching and tevar is safe in a private, community hospital. Ann Vasc Surg 57: 41-47.
6. Hu Z, Li Y, Peng R et al (2016) Multibranched stent-Grafts for the treatment of thoracoabdominal aortic aneurysms: A systematic review and meta-analysis. Journal of Endovascular Therapy 23(4): 626-633.
7. Ranney D, Morgan L, Babatunde A et al (2017) Long-term results of endovascular repair for descending thoracic aortic aneurysms. J Vasc Surg 67: 1-6.
8. Swerdlow NJ, Lyden SP, Verhagen HJM et al (2020) Five-year results of endovascular abdominal aortic aneurysm repair with the Ovation abdominal stent graft. J Vasc Surg 71(5): 1528-1537.