Bước đầu đánh giá kết quả điều trị viêm cột sống dính khớp bằng thuốc ức chế TNF alpha
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá bước đầu kết quả điều trị bệnh viêm cột sống dính khớp và tác dụng không mong muốn của nhóm thuốc sinh học ức chế TNF alpha golimumab sau 12 tháng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp, theo dõi dọc 12 tháng ở 15 bệnh nhân có bệnh viêm cột sống dính khớp được chẩn đoán theo tiêu chuẩn NewYork sửa đổi 1984 từ tháng 01/2019 đến tháng 09/2020, đáp ứng kém với điều trị cơ bản, được theo dõi điều trị tại Khoa Nội Cơ Xương Khớp - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đánh giá kết quả điều trị dựa vào: Thang điểm BASDAI, ASDAS (máu lắng), BASFI; bệnh nhân có đáp ứng với điều trị khi BASDAI giảm ≥ 2 hoặc ASDAS giảm ≥ 1,1 so với trước khi điều trị; bệnh nhân đạt lui bệnh khi BASDAI < 3,8 hoặc ASDAS < 1,3. Các thời điểm được đánh giá: Trước điều trị (T0), sau điều trị 3 tháng (T3), sau điều trị 6 tháng (T6), sau điều trị 12 tháng (T12). Và nhận xét các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc tại các cơ quan gan, thận, hệ tạo máu, nhiễm khuẩn thứ phát... Xử lí số liệu: Bằng phần mềm SPSS 20.0 dựa trên các thuật toán thống kê y học, so sánh được xác định là có ý nghĩa thống kê khi trị số p≤0,05. Kết quả: Tỷ lệ nam/nữ trong nghiên cứu là 3/1, tuổi trung bình 33,2 ± 3,7 tuổi; thời gian mắc bệnh trung bình 4,2 ± 2,5 năm, tỷ lệ bệnh nhân ở giai đoạn hoạt động bệnh theo BASDAI (≥ 4) là 88,9%, theo ASDAS (≥ 2,1) là 88,9%. Tại thời điểm T3 có 88,9% số bệnh nhân đạt lui bệnh theo thang điểm BASDAI. Tại thời điểm T6 có 98,9% và 85,7% số bệnh nhân đạt lui bệnh lần lượt theo các thang điểm BASDAI và ASDAS. Tại thời điểm T12 có 98,89% số bệnh nhân đạt lui bệnh theo cả hai thang điểm ASDAS và BASDAI. Có 2/15 bệnh nhân có biểu hiện nhiễm khuẩn tiết niệu. Không có bệnh nhân nào phải ngưng điều trị vì tác dụng không mong muốn nặng. Kết luận: Golimumab có cải thiện các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng sau 12 tháng điều trị bệnh nhân viêm cột sống dính khớp. Chỉ gặp tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc là nhiễm khuẩn tiết niệu với tỷ lệ thấp.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Heijde DVD, Ramiro S, Landewé R et al (2017) 2016 update of the ASDAS EULAR management recommendations for axial spondyoarthritis. Annuals of the Rheumatic Diseases 76(6): 978-991.
3. Deodhar (2014) The effect of golimumab therapy on disease activity and health-related quality of life in patients with SpA; 2-years results of GO-RAISE trial. J Rheumatol 41(6): 1095-1103.
4. James E (2017) Golimumab: A review in inflammatory arthritis. BioDrugs 31: 263-274.
5. Emery P (2016) Efficacy and safety of subcutaneous Golimumab in methotrexate-naïve patients with RA: Five years results of a randomized clinical trial. Arthritis Care Res 68 (6): 744-752.