Đáp ứng sớm của điều trị xạ trị lập thể định vị thân ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn I
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá đáp ứng sớm điều trị xạ trị lập thể định vị thân ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn I (T1-T2aN0M0). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, theo dõi dọc 25 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn T1-T2aN0M0 được điều trị xạ trị lập thể định vị thân và đánh giá mỗi 3 tháng từ tháng 01/2015 đến tháng 12/2020. Đáp ứng điều trị sớm sau 3 tháng được đánh giá theo tiêu chuẩn RECIST 1.1 và PERCIST 1.0, đánh giá tác dụng không mong muốn theo tiêu chuẩn của Viện Ung thư quốc gia Mỹ. Kết quả: Tuổi trung bình là 65,32 tuổi, kích thước trung bình của khối u trên CT ngực là 3,33cm, trên PET/CT 3,21cm, giá trị FDG trung bình 8,01. Giai đoạn của khối u đa số là T2a (56%). Bệnh nhân được chỉ định SBRT do COPD chiếm 60%. Liều điều trị trung bình 4208cGy, 40% điều trị 1 phân liều, còn lại là 3 - 5 phân liều. Theo RECIST, không có đáp ứng hoàn toàn, 44% đáp ứng 1 phần, 36% bệnh ổn định, 5 bệnh nhân có bệnh tiến triển, tỉ lệ đáp ứng khách quan là 44%, tỷ lệ kiểm soát bệnh là 80%. Theo PERCIST, có 1 bệnh nhân đạt đáp ứng hoàn toàn, các tỷ lệ khác lần lượt là 68%, 24%, 8%, 68% và 92%, sự khác biệt giữa 2 tiêu chuẩn có ý nghĩa thống kê với p<0,05. CEA và giá trị SUVmax có mối liên quan đến đáp ứng sau điều trị (p<0,05). Tác dụng không mong muốn hay gặp là viêm phổi do xạ: 11 bệnh nhân, chủ yếu là độ 1, không có viêm phổi do xạ độ 4, 5. Không có sự thay đổi về chức năng hô hấp của bệnh nhân sau điều trị SBRT. Kết luận: SBRT là phương pháp điều trị cho đáp ứng tốt ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn I với tỷ lệ kiểm soát bệnh 92%, đồng thời đây là một biện pháp điều trị an toàn cho người bệnh.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Jessica D, Mark F, Peter M et al (2012) American college of chest physicians and society of thoracic surgeons consensus statement for evaluation and management for high-risk patients with stage I Non-small cell lung cancer. Chest 142(6): 1620-1635.
3. Bryan JS, Megan ED, Erin BK et al (2017) Stereotactic body radiation therapy for early-stage non-small cell lung cancer: American Society for Clinical Oncology Endorsement of the American Society for Radiation Oncology Evidence-Based Guideline. J Clin Oncol 36: 710-719.
4. Ashwin S, Richard L, Jae K et al (2018) Stereotactic body radiation therapy (SBRT) for early stage lung cancer in the elderly. Seminars in Oncology 45: 210-219.
5. Achilles JF, Ronald CM, Constaitin TY et al (2009) Stereotactic body radiation therapy for early-stage non-small-cell lung carcinoma: Four-year results of a Prospective Phase II Study. Int J Radiat Oncol Biol Phys 75(3): 677-682.
6. Hiroshi O, Tsutomu A, Hiroki S et al (2004) Stereotactic hypofractionated high-dose irradiation for stage I nonsmall cell lung carcinoma: Clinical outcomes in 245 subjects in a Japanese multiinstitutional study. Cancer 101(7): 1623-1631.
7. Robert T, Rebecca P, Jame G et al (2010) Stereotactic body radiation therapy for inoperable early stage lung cancer. JAMA 303(11): 1070-1076.
8. Nagata Y, Hiraoka M, Shibata T et al (2012) Stereotactic body radiation therapy for T1N0M0 non-small cell lung cancer first report for inoperable population of a phase II trial by Japan Clinical Oncology Group (JCOG 0403). Int J Radiat Oncol Biol Phys 84: 46.
9. Umberto R, Andrea RF, Alessia G et al (2010) Stereotactic body radiation therapy for early stage non-small cell lung cancer: Results of a prospective trial. Lung cancer 68(1): 72-77.
10. Pia B, Jan N, Morten H et al (2009) Outcome in a prospective phage II trial of medically inoperable stage I non-small cell lung cancer patients treated with stereotactic body radiation therapy. J Clin Oncol 27: 3290-3296.
11. Gregory MM Videtic, Jessica D, Meredith Giuliani et al (2017) Steraotactic body radiation therapy for early stage non-small cell lung cancer: An ASTRO evidence-based Guideline. Practical Radiation Oncology.
12. Vansteenkiste J, Crino L, Douillard JY et al (2014) 2nd ESMO Consensus conferencer on lung cancer: Early stage non-small cell lung cancer consensus ondiagnosis, treatment and follow-up. Annals of Oncology 00: 1-13.
13. Alex KB, Robert CM, Ajay PS et al (2018) Stereotactic body radiation therapy versus surgery for early lung cancer among US Veterans. Ann Thorac Surg 105: 425-31.
14. Yuta S, Chisa H, Fumiya B et al (2012) Stereotactic body radiation therapy using a radiobiology-based regimen for stage I non-small cell lung cancer, a muticenter study. Cancer: 2078-2084.
15. Luca N, Chiara R, Linda A et al (2019) Long term results of singele high dose steraotactic nody radiation therapy in the treatment of primary lung tumors. Scientific report 9: 15498.
16. Michael CR, Cliff GR, Todd AD et al (2018) Stereotactic body radiation therapy for central early stage NSCLC: Results of a Prospective Phase I/II trial. Journal of Thoracic Oncology 13(11): 1727-1732.
17. Atsuya T, Naoko S, Hirofumi F et al (2014) Maximim Standardized Uptake value on FDG-PET is a strong predictor of overall and disease-free survival for non-small cell lung cancer patients after Stereotactic Body Radiationtherapy. J Thorac Oncol 9: 65-73.
18. William AS, Michael RB, Robert AM et al (2018) Post-treatment mortality after surgery and Stereotactic Body Radiation Therapy for early- stage Non-small cell lung cancer. J Clin Oncol 36: 642-651.
19. Stanic S, Paulus R, Timmerman RD et al (2014) No clinically significant changes in pulmonary function following stereotactic body radiation therapy for early- stage peripheral non-small cell lung cancer an analysis of RTOG 0236. Int J Radiat Oncol Biol Phys 88(5): 1092-1099.
20. Bishawi M, Kim B, Moore WH, Bilfinger TV (2012) Pulmonary function testing after stereotactic body radiotherapy to the lung. Int J Radiat Oncol Biol Phys 82(1): 107–110.