Kết quả bước đầu điều trị tế bào gốc trung mô đồng loài từ dây rốn ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

  • Tạ Bá Thắng Bệnh viện Quân y 103
  • Đặng Thị Ngọc Quỳnh Bệnh viện Quân y 103
  • Đào Ngọc Bằng Bệnh viện Quân y 103
  • Bạch Quốc Tuấn Bệnh viện Quân y 103
  • Nguyễn Văn Dũng Bệnh viện Quân y 103

Main Article Content

Keywords

Tế bào gốc trung mô đồng loài từ dây rốn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá thay đổi một số chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được điều trị tế bào gốc trung mô (MSCs) đồng loài phân lập từ dây rốn. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp trên 15 bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ngoài đợt cấp, nhóm C và D theo GOLD (2018). Các bệnh nhân được ghép MSCS có nguồn gốc từ dây rốn của sản phụ tình nguyện hiến tặng với liều 1,5 x 106 tế bào gốc trung mô/kg cân nặng/lần, mỗi lần cách nhau 6 tháng trong 12 tháng. Bệnh nhân được đánh giá các triệu chứng lâm sàng, điểm CAT, mMRC, 6MWT, số đợt cấp, CRP, và chức năng hô hấp mỗi 3 tháng trong vòng 12 tháng. Kết quả: Có sự cải thiện rõ rệt mức độ khó thở, khả năng hoạt động thể lực và thông số chất lượng cuộc sống-sức khỏe, giảm số đợt cấp sau 12 tháng điều trị; nhưng chưa có sự thay đổi khác biệt về FEV1, CRP so với trước điều trị. Kết luận: Điều trị MSCS đồng loài từ dây rốn bước đầu đã cải thiện về triệu chứng, chất lượng cuộc sống, khả năng hoạt động thể lực và giảm đợt cấp ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhóm C và D.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Halpin DMG, Criner GJ, Papi A, Singh D, Anzueto A, Martinez FJ, Agusti AA, Vogelmeier CF (2021) Global Initiative for the Diagnosis, Management, and Prevention of Chronic Obstructive Lung Disease. The 2020 GOLD Science Committee Report on COVID-19 and Chronic Obstructive Pulmonary Disease. Am J Respir Crit Care Med 203(1): 24-36.
2. Gao F, Chiu SM, Motan DAL et al (2016) Mesenchymal stem cells and immunomodulation: current status and future prospects. Cell death & disease 7(1): 2062-2062.
3. Aggarwal S, Pittenger MF (2005) Human mesenchymal stem cells modulate allogeneic immune cell responses. Blood105(4): 1815-1822.
4. Humbert M, Guignabert C, Bonnet S et al (2019) Pathology and pathobiology of pulmonary hypertension: State of the art and research perspectives. The European respiratory journal 53(1): 1801-1887.
5. Barberà JA, Isabel Blanco Vich M (2019) New insights into the pathobiology of pulmonary hypertension in COPD. Medscape.
6. Zakrzewski W, Dobrzyński M, Szymonowicz M et al (2019) Stem cells: Past, present, and future. Stem cell research & therapy 10(1): 68-68.
7. Shenghui H, Makada D, Morrison SJ (2009) Mechanisms of stem cell self-renewal. Annual Review of Cell and Developmental Biology 25(1): 377-406.
8. Singh VK, Saini A, Kalsan M et al (2016) Describing the stem cell potency: The various methods of functional assessment and in silico diagnostics. Frontiers in cell and developmental biology 4: 134-134.
9. Kokturk N, Yıldırım F, Gülhan PY et al (2018) Stem cell therapy in chronic obstructive pulmonary disease. How far is it to the clinic? American journal of stem cells 7(3): 56-71.
10. Ankrum JA, Ong JF, Karp JM (2014) Mesenchymal stem cells: Immune evasive, not immune privileged. Nature biotechnology 32(3): 252-260.
11. Global strategy for the diagnosis, management, and prevention of chronic obstructive pulmonary disease 2018, Global initiative for Chronic obstructive lung disease.
12. Weiss DJ, Casaburi R, Flannery R et al (2013) A placebo-controlled, randomized trial of mesenchymal stem cells in COPD. Chest 143(6): 1590-1598.
13. Nguyễn Huy Lực (2002) Đặc điểm lâm sàng, thông khí phổi, khí máu động mạch theo thể và giai đoạn của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản. Tạp chí Y học thực hành, số 4.
14. Stolk J, Broekman W, Mauad T et al (2016) A phase I study for intravenous autologous mesenchymal stromal cell administration to patients with severe emphysema. QJM 109(5): 331-336.
15. Ribeiro-Paes JT, Bilaqui A, Greco OT et al (2001) Unicentric study of cell therapy in chronic obstructiva pulmonary disease/Pulmonary emphysema. International Journal of COPD, International Journal of COPD 6: 63-71.