Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến hẹp động mạch vành trên cắt lớp vi tính 128 dãy ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính

  • Phùng Anh Tuấn Bệnh viện Quân y 103
  • Nguyễn Duy Toàn Bệnh viện Quân y 103
  • Trần Thị Hương Ly Học viện Quân y

Main Article Content

Keywords

Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính, cắt lớp vi tính, yếu tố nguy cơ, động mạch vành.

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng hẹp động mạch vành trên cắt lớp vi tính 128 dãy ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính. Đối tượng và phương pháp: 82 bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 và Bệnh viện Tim Hà Nội từ tháng 10/2020 đến tháng 7/2021. Hẹp động mạch vành được đánh giá ở mức ≥ 50% đường kính. So sánh kết quả cắt lớp vi tính với tần suất các yếu tố nguy cơ dựa trên bảng ma trận 2x2. Kết quả: Một số yếu tố nguy cơ gây hẹp động mạch vành: Tăng huyết áp 74,4%, đái tháo đường 22%, thừa cân, béo phì 54,7%, rối loạn lipit máu 42,7% và hút thuốc lá 32,9%. Những bệnh nhân ≥ 60 tuổi có nguy cơ hẹp động mạch vành cao gấp 6,252 lần những bệnh nhân < 60 tuổi. Những bênh nhân bị đái tháo đường có nguy cơ hẹp động mạch vành cao gấp 4,333 lần những bệnh nhân không bị đái tháo đường. Kết luận: Mức độ hẹp động mạch vành liên quan với tuổi và tình trạng đái tháo đường.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

Vũ Kim Chi (2013) Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp vi tính 64 dãy trong việc đánh giá các tổn thương của động mạch vành. Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Tô Thị Mai Hoa (2018) Nghiên cứu mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ với đặc điểm tổn thương động mạch vành bằng chụp cắt lớp vi tính 256 dãy ở bệnh nhân tăng huyết áp. Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân y.
3. Nguyễn Tuấn Thanh (2011) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng hình ảnh MSCT 64 lát cắt ở bệnh nhân bệnh động mạch vành mạn tính. Luận văn Thạc sỹ, Học viện Quân y.
4. Nguyễn Thị Xuyên, Lương Ngọc Khuê, Nguyễn Lân Việt và cộng sự (2013) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
5. Carmona-Rubio AE, Lee AM, Puchner S et al (2015) A review of adherence to the guidelines for coronary CT angiography quantitative stenosis grading thresholds in published research. Postgrad Med 127(2): 194–201.
6. Matheus AS, Tannus LR, Cobas RA (2013) Impact of diabetes on cardiovascular disease: An update. International journal of hypertension, doi:10.1155/2013/653789.
7. Roth GA, Johnson C, Abajobir A et al (2017) Global, regional, and national burden of cardiovascular diseases for 10 causes, 1990 to 2015. Journal of the American College of Cardiology 70(1): 1-25.
8. Sayers MB (2018) Diagnostic coronary angiography: Past, present and future. Br J Hosp Med (Lond) 79(2): 66-77.
9. Tolstrup JS, Hvidtfeldt UA, Flachs EM et al (2014) Smoking and risk of coronary heart disease in younger, middle-aged, and older adults. American journal of public health 104(1): 96-102.
10. WHO expert consultation (2004) Appropriate body-mass index for Asian populations and its implications for policy and intervention strategies. The Lancet 363: 157-163.