Khảo sát tình trạng trầm cảm, lo âu, stress ở điều dưỡng viên Khoa Cấp cứu, các khoa hồi sức tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, năm 2021

  • Nguyễn Xuân Trường Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Xuân Dương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đỗ Thanh Hòa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Ngọc Anh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Khắc Hùng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Dương Thành Đạt Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Thị Nhài Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Hải Yến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Anh Đức Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Hải Ghi Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Trầm cảm, lo âu, stress, điều dưỡng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá mức độ trầm cảm, lo âu, stress và các yếu tố liên quan ở điều dưỡng Khoa Cấp cứu và các Khoa Hồi sức - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2021. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 111 điều dưỡng hiện đang công tác tại Khoa Cấp cứu và Khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Kết quả: Tỷ lệ điều dưỡng có biểu hiện trầm cảm, lo âu, stress lần lượt là: 32,4%, 35,1%, 63,1%. Giới tính nữ, có biến cố trong 1 năm vừa qua, là người mang lại thu nhập chính cho gia đình, vị trí làm việc, môi trường làm việc chưa phù hợp, quan hệ trong công việc chưa phù hợp, thiếu động viên khuyến khích có mối liên quan ý nghĩa thống kê với tình trạng trầm cảm, lo âu và stress. Kết luận: Đặc điểm gia đình và môi trường làm việc có ảnh hưởng đến tình trạng trầm cảm, lo âu và stress của điều dưỡng cấp cứu, hồi sức.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

World Health Organization (2004) Promoting mental health: Concepts, emerging evidence, practice (Summary Report) Geneva: World Health Organization.
2. Trường Đại học Y tế công cộng (Dự án VINE) (2011) Gánh nặng bệnh tật và chấn thương ở Việt Nam 2008. Nhà xuất bản Y học.
3. Bộ Y tế (2014) Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế năm 2014 (JAHR).
4. Trần Thị Thúy (2011) Đánh giá trạng thái stress của cán bộ y tế khối lâm sàng Bệnh viện Ung bướu Hà Nội năm 2011. Luận văn Thạc sỹ Quản lý Bệnh viện, Đại học Y tế công cộng.
5. Ngô Thị Kiều My (2014) Đánh giá tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng và hộ sinh khối lâm sàng Bệnh viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng năm 2014. Luận văn Thạc sỹ Quản lý Bệnh viện, Đại học Y tế công cộng.
6. Zandi A, Sayari R, Ebadi A et al (2011) Frequency of depression, anxiety and stress in military Nurses. Iranian Journal of Military Medicine 13(2): 103-108.
7. Al-Hussein RY and Al-Mteiwty AM (2008) Point prevalence of depression, anxiety and stress among nurses and para-medical staff in teaching hospital in Mosul.
8. Nguyễn Hữu Xuân Trường (2012) Rối loạn lo âu và một số yếu tố liên quan ở cán bộ bệnh viện tâm thần Đà Nẵng. Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
9. Đậu Thị Tuyết (2012) Tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của cán bộ y tế khối lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh, Bệnh viện Đa khoa 115 Nghệ An năm 2013 và một số yếu tố liên quan. Luận văn thạc sĩ quản lý bệnh viện, Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
10. Trần Thị Thu Thủy và Nguyễn Thị Liên Hương (2017) Tình trạng căng thẳng và một số yếu tố nghề nghiệp liên quan đến căng thẳng ở điều dưỡng viên tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2015. Tạp chí Y tế Công cộng, (40), tr. 20.