Đánh giá hiệu quả khởi phát chuyển dạ của sonde Foley 2 bóng cải tiến trên thai quá ngày sinh tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Nguyễn Văn Thái Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trịnh Hùng Dũng Bệnh viện Quân y 103
  • Nguyễn Thanh Hà Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Thanh Hương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Khởi phát chuyển dạ, sonde Foley 2 bóng, thai quá ngày sinh

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả khởi phát chuyển dạ của sonde Foley 2 bóng cải tiến trong khởi phát chuyển dạ ở thai quá ngày sinh, có chỉ định sinh đường âm đạo. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả dọc trên 69 thai phụ tại Khoa Sản - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 09/2020 đến tháng 09/2021 với tiêu chuẩn: Thai đơn, tuổi thai ≥ 41 tuần, ngôi chỏm, không có rau tiền đạo, chỉ số Bishop < 6 điểm, cổ tử cung không thuận lợi lóc ối, màng ối còn nguyên vẹn, không có nhiễm khuẩn âm đạo, có chỉ định sinh đường âm đạo và thai phụ đồng ý tham gia nghiên cứu. Kết quả: Với tiêu chuẩn thành công KPCD là chỉ số Bishop ≥ 7, tỷ lệ KPCD thành công bằng sonde Foley 2 bóng cải tiến là 82,6%, chỉ số Bishop tăng trung bình 4,2 điểm có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Tỷ lệ sinh đường âm đạo chung là 86,9%. Tỷ lệ sinh đường âm đạo ở nhóm KPCD thành công là 93,0%. Chỉ có 4,3% thai phụ có biến chứng sốt nhẹ liên quan đến đặt ống sonde Foley. Không ghi nhận biến chứng với sơ sinh. Kết luận: Nghiên cứu đã ghi nhận sonde Foley 2 bóng cải tiến có hiệu quả cao trong khởi phát chuyển dạ và làm tăng tỉ lệ đẻ đường âm đạo. Phương pháp này hầu như không gây nguy hại gì cho sản phụ và thai nhi

Article Details

Các tài liệu tham khảo

Đoàn Thị Phương Lam (2019) Nghiên cứu tác dụng làm mềm mở cổ tử cung của sonde Foley cải tiến trong gây chuyển dạ. Luận văn nghiên cứu sinh, Đại học Y Hà Nội, tr. 1-116.
2. Ngô Minh Hưng, Hoàng Thị Diễm Tuyết, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang (2019) Hiệu quả khởi phát chuyển dạ với thông Foley đôi cải tiến trên thai quá ngày dự sinh có chỉ định chấm dứt thai kỳ tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Y học TP. Hồ Chí Minh, Phụ bản tập 23, số 2/2019.
3. Camille Sulkowski, Floriane S, Vincent T et al (2019) Interest of cervical ripening using double balloon catheters for labour induction in term nulliparous women. J Gynecol Obstet Hum Reprod 158(8): 1-4.
4. Cunningham, Leveno, Bloom et al (2018) Posttem pregnancy. Williams Obstetrics 25th, 1881-1900.
5. Elad Mei-Dan, Silvan Suarez - Easton et al (2012) Comparison of two mechanical devices for cervical ripening: A prospective quasi-randomized trial. The journal of Maternal-Fetal and Neonatal Medicine 26(6): 723-727.
6. Geneva: World Health Organization (2011) in WHO Recommendations for Induction of Labour.
7. Justus Hofmeyr et al (2003) Induction of labour with an unfavourable cervix. Best Pract Res Clin Obstet Gynaecol 17(5): 777-794.
8. Leduc Dean, Anne Biringer, Lily Lee et al (2013) Induction of labour. Journal of Obstetrics and Gynaecology Canada 35(9): 840-857.
9. Michelle Solone, Kate A Shaw (2020) Induction of labour with an unfavourable cervix. Wolters Kluwer Health, Inc 32(2): 107-112.
10. Policiano Catarina, Mariana Pimenta, Diana Martins et al (2017) Efficacy and safety of foley catheter balloon for cervix priming in term pregnancy. Acta medica portuguesa 30(4): 281-284.
11. Ramirez Mildred M (2011) Labor induction: A review of current methods. Obstetrics and Gynecology Clinics 38(2): 215-225.