Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của phụ nữ đến khám phụ khoa có xét nghiệm HPV và tế bào học cổ tử cung bất thường tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

  • Nguyễn Duy Ánh Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
  • Trần Thị Ngọc Linh Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Main Article Content

Keywords

HPV, tế bào học cổ tử cung, HSIL, LSIL, khám phụ khoa

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của phụ nữ đến khám phụ khoa có xét nghiệm HPV và tế bào học cổ tử cung bất thường tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành trên 1700 phụ nữ đã quan hệ tình dục đến khám phụ khoa tại Khoa Khám Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đồng ý tham gia sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng bộ đôi xét nghiệm virut HPV và tế bào học cổ tử cung từ tháng 10/2016 đến tháng 07/2017. Đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn, khám phụ khoa và được lấy bệnh phẩm để xét nghiệm. Kết quả: 199 bệnh nhân có kết quả bất thường về HPV, tế bào cổ tử cung (chiếm 12%). Trong đó, 33,67% kết quả khám phụ khoa bình thường; 30,66% bị viêm âm hộ, âm đạo, 28,14% bị lộ tuyến cổ tử cung, 5,03% bị sùi mào gà âm đạo; 5,03% polyp cổ tử cung, 1,01% bị loét sùi cổ tử cung. Xét nghiệm tế bào học cổ tử cung: 30,15% bình thường, 63,23% LSIL, 5,53% HSIL, 1,01% carcinoma. Xét nghiệm vi rút HPV: 47,24% âm tính, 9,55% typ 16, 2,01% typ 18, 3,67% nhiễm 12 typ khác, 6,54% đa nhiễm. Kết luận: Những phụ nữ đến khám phụ khoa có xét nghiệm HPV và tế bào học cổ tử cung bất thường tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội có các triệu chứng lâm sàng là: Viêm âm hộ, âm đạo, lộ tuyến cổ tử cung sùi mào gà âm đạo, polyp cổ tử cung, loét sùi cổ tử cung. Tế bào học cổ tử cung gặp các hình thái là: LSIL, HSIL, carcinoma. Kết quả xét nghiệm vi rút HPV gặp các typ sau: typ 16, typ 18, 12 typ khác và đa nhiễm.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

Nguyễn Ngọc Khuyên (2008) Tầm soát ung thư cổ tử cung trong cộng đồng dân cư huyện Chợ Mới- An Giang. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 12(4).
2. Trần Thị Vân, Chu Văn Đức (2013) Đánh giá tỉ lệ viêm âm đạo cổ tử cung và ung thư cổ tử cung ở phụ nữ tại huyện Thanh Thuỷ - Phú Thọ. Tạp chí Y học thực hành, 3, tr. 65-67.
3. Phạm Thị Thanh Yên và cộng sự (2016) Tỉ lệ nhiễm HPV ở phụ nữ đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Tạp chí Phụ sản, 14 (01), tr. 125-128.
4. Phoolcharoen N, Kantathavorn N, Sricharunrat T, Saeloo S, Krongthong W (2017) A population-based study of cervical cytology findings and human papillomavirus infection in a suburban area of Thailand. Gynocologic oncology report 21: 73-77.
5. Xiang J, Han L, Fan Y, Feng B, Wu H, Hu C, Qi M, Wang H, Liu Q, Liu Y (2021) Prevalence and genotype distribution of human papillomavirus among attendees at a sexually transmitted diseases clinic in Urban Tianjin, China. International Journal of General Medicine 14: 1983-1990.
6. Ward JM, Schmalenberg K, Antonishyn NA, Hambleton IR, Blackman EL, Levett PN, Gittens-St Hilaire MV (2017) Human papillomavirus genotype distribution in cervical samples among vaccine naïve Barbados women [pubmed].
7. Zhang C, Zhang C, Huang J, Wu Z, Mei X, Shi W (2017) Prevalence and genotype distribution of human papillomavirus among females in the suburb of Shanghai, China [pubmed].
8. Dursun P, Senger SS, Arslan H, Kuşçu E, Ayhan A (2009) HPV prevalence and types among Turkish women at a gynecology out patient unit. BMC Infect Dis 9: 191.
9. Vorsters A, Cornelissen T, Leuridan E et al (2016) Prevalence of high-risk human papillomavirus and abnormal pap smears in female sex workers compared to the general population in Antwerp, Belgium. BMC Public Health 16: 447.
10. Zur Hausen H (2011) Vaccines: What remains to be done?. Vaccine 10(11): 1505-1507.