Đặc điểm và cách sử dụng vít neo chặn ngoài xương ổ răng trong chỉnh hình răng mặt

  • Ngô Việt Thành Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
  • Nguyễn Thị Thu Phương Trường Đại học Y Hà Nội
  • Lê Thị Thu Hải Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Vít neo chặn ngoài xương ổ răng, tổng quan, neo chặn tuyệt đối

Tóm tắt

Vít neo chặn ngày càng được sử dụng rộng rãi trong chuyên ngành chỉnh hình răng mặt như một khí cụ neo chặn tuyệt đối, đơn giản và hiệu quả. Từ khi ra đời, vít neo chặn đã góp phần rất lớn vào sự phát triển của các kỹ thuật dịch chuyển răng cũng như thay đổi các quan điểm điều trị. Ngoài phương pháp đặt vít neo chặn vào trong xương ổ răng, giữa các chân răng, chỉ định đặt vít neo chặn ngoài xương ổ răng (extra-alveolar bone mini screw) ngày càng trở nên rộng rãi. Hai vị trí phổ biến được lựa chọn đặt vít là trụ gò má xương hàm trên và gờ chéo ngoài xương hàm dưới. Tuy nhiên, đặc điểm và cách sử dụng của vít neo chặn ngoài xương ổ răng vẫn còn đang là mối quan tâm lớn của các bác sĩ chỉnh nha. Mục tiêu của bài báo này là tổng hợp các bằng chứng từ y văn về khái niệm, đặc điểm, chỉ định, cách sử dụng của vít neo chặn ngoài xương ổ răng, giúp các bác sĩ chỉnh nha hiểu rõ và điều trị hiệu quả.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Creekmore TD, Eklund MK (1983) The possibility of skeletal anchorage. J Clin Orthod 17: 266-269.
2. Almeida MR (2019) Biomechanics of extra-alveolar mini-implants. Dental Press J Orthod 24(4): 93-109.
3. Paik CH et al (2009) Orthodontics Miniscrew Implants: Clinical Applications. London: Elsevier.
4. Park JH (2020) Temporary Anchorage Devices in Clinical Orthodontics. Hobeken, NJ: WIley-Blackwell.
5. Chang C, Huang C, and Roberts WE (2016) 3D cortical bone anatomy of the mandibular buccal shelf: A CBCT study to define sites for extra-alveolar bone screws to treat Class III malocclusion. Int J Orthod Implantol 41(1): 74-82.
6. Chang C and Robert WE (2013) A Retrospective study of the extra-alveolar screw placement on buccal shelves. Int J Orthod Implanto32: 80-89.
7. Pathak S et al (2019) Mandibular buccal shelf and infra zygomatic crest - A safe zone for miniscrew insertion. Indian Journal of Orthodontics and Dentofacial Research 5(2): 60-62.
8. Park HS, Lee SK, Kwon OW (2005) Group distal movement of Teeth using Microscrew implant anchorage. Angle Orthod 75(4): 602-609.
9. Chang CCH, Lin JSY, and Yeh HY (2018) Extra-alveolar bone screws for conservative correction of severe malocclusion without extractions or orthognathic surgery. Springer Science. Online Publish.
10. Roberts WE et al (2015) Biology of biomechanics: finite element analysis of a statically determinate system to rotate the occlusal plane for correction of a skeletal Class III open bite malocclusion. Am J Orthod Dentofacial Orthop 148(6): 943-955.
11. Huang YH, Lin JJ, Roberts WE (2017) Comparison of the failure rate for infra zygomatic bone screws placed in movable mucosa or attached gingiva. Int J Orthod Implantol 47: 96-106.
12. Chang C, Liu SS, and Roberts WE (2015) Primary failure rate for 1680 extra-alveolar mandibular buccal shelf mini-screws placed in movable mucosa or attached gingiva. Angle Orthod 85(6): 905-910.
13. Sreenivasagan S, Subramanian AK, Nivethigaa B (2021) Assessment of insertion torque of mini-implant and its correlation with primary stability and pain levels in orthodontic patients. J Contemp Dent Pract 22(1): 84-88.
14. Mohan R and Jain RK (2020) Survival analysis of extra-alveolar tads used for orthodontic anchorage. Biosc.Biotech.res.Comm 13: 59-64.