Kết quả dịch chuyển răng của máng chỉnh nha trong suốt: Tổng quan hệ thống

  • Nguyễn Thùy Linh Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội
  • Nguyễn Thị Thu Phương Trường Đại học Y Hà Nội
  • Lê Thị Thu Hải Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Dịch chuyển răng, máng chỉnh nha trong suốt, tổng quan hệ thống, chỉnh nha

Tóm tắt

Mục tiêu: Tổng hợp và bàn luận về kết quả dịch chuyển răng của máng chỉnh nha trong suốt qua các nghiên cứu đã được thực hiện giai đoạn 2010 - 2020. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu thực hiện tìm kiếm những bài báo trên các cơ sở dữ liệu PubMed, ScienceDirect, Google Scholar được công bố từ tháng 1 năm 2010 đến hết năm 2020 để xác định tất cả các bài báo được đánh giá có khả năng liên quan đến mục tiêu. Dữ liệu thu thập từ mỗi bài báo bao gồm: Tác giả, năm xuất bản, thiết kế nghiên cứu, cỡ mẫu, can thiệp, so sánh và kết quả điều trị. Những hạn chế của phương pháp nghiên cứu đã được nêu rõ và chất lượng của các bài báo được chấm điểm bằng cách sử dụng các công cụ như: Risk Of Bias In Non‐randomized Studies of Interventions (ROBINS‐I) cho các nghiên cứu thuần tập, Cochrane Risk of Bias Tool cho các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng. Kết quả: Trong số 12 bài báo được chọn lựa, một bài là nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng, 2 bài là nghiên cứu thuần tập tiến cứu, 9 bài là nghiên cứu thuần tập hồi cứu. Cỡ mẫu dao động từ 16 đến 75, với tổng số 477 bệnh nhân. Hầu hết các nghiên cứu đánh giá khả năng dự đoán về sự di chuyển của răng bằng cách so sánh mẫu kỹ thuật số của bệnh nhân sau điều trị với kế hoạch di chuyển răng được dự đoán bằng phần mềm chuyên dụng của máng chỉnh nha trong suốt (ClinCheck®, Vectra, Canfield Scientific). Kết luận: Các nghiên cứu hiện tại có mức độ tin tưởng từ thấp đến trung bình về kết quả dịch chuyển răng của máng chỉnh nha trong suốt đối với một số trường hợp nhất định. Hầu hết các dịch chuyển răng đều không được thực hiện tương đương với kế hoạch điều trị dựa trên phần mềm chuyên dụng dành cho máng chỉnh nha trong suốt, ngoại trừ những di chuyển nhỏ của răng theo chiều ngang.


Mục tiêu: Tổng hợp và bàn luận về kết quả dịch chuyển răng của máng chỉnh nha trong suốt qua các nghiên cứu đã được thực hiện giai đoạn 2010 - 2020. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu thực hiện tìm kiếm những bài báo trên các cơ sở dữ liệu PubMed, ScienceDirect, Google Scholar được công bố từ tháng 1 năm 2010 đến hết năm 2020 để xác định tất cả các bài báo được đánh giá có khả năng liên quan đến mục tiêu. Dữ liệu thu thập từ mỗi bài báo bao gồm: Tác giả, năm xuất bản, thiết kế nghiên cứu, cỡ mẫu, can thiệp, so sánh và kết quả điều trị. Những hạn chế của phương pháp nghiên cứu đã được nêu rõ và chất lượng của các bài báo được chấm điểm bằng cách sử dụng các công cụ như: Risk Of Bias In Non‐randomized Studies of Interventions (ROBINS‐I) cho các nghiên cứu thuần tập, Cochrane Risk of Bias Tool cho các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng. Kết quả: Trong số 12 bài báo được chọn lựa, một bài là nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng, 2 bài là nghiên cứu thuần tập tiến cứu, 9 bài là nghiên cứu thuần tập hồi cứu. Cỡ mẫu dao động từ 16 đến 75, với tổng số 477 bệnh nhân. Hầu hết các nghiên cứu đánh giá khả năng dự đoán về sự di chuyển của răng bằng cách so sánh mẫu kỹ thuật số của bệnh nhân sau điều trị với kế hoạch di chuyển răng được dự đoán bằng phần mềm chuyên dụng của máng chỉnh nha trong suốt (ClinCheck®, Vectra, Canfield Scientific). Kết luận: Các nghiên cứu hiện tại có mức độ tin tưởng từ thấp đến trung bình về kết quả dịch chuyển răng của máng chỉnh nha trong suốt đối với một số trường hợp nhất định. Hầu hết các dịch chuyển răng đều không được thực hiện tương đương với kế hoạch điều trị dựa trên phần mềm chuyên dụng dành cho máng chỉnh nha trong suốt, ngoại trừ những di chuyển nhỏ của răng theo chiều ngang.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Hennessy J, Garvey T et al (2016) A randomized clinical trial comparing mandibular incisor proclination produced by fixed labial appliances and clear aligners. Angle Orthod 86(5): 706-712.
2. Krieger E, Seiferth J et al (2012) Invisalign® treatment in the anterior region: Were the predicted tooth movements achieved?. J Orofac Orthop 73(5): 365-376.
3. Lombardo L, Arreghini A et al (2019) Does low-frequency vibration have an effect on aligner treatment? A single-centre, randomized controlled trial. Eur J Orthod 41(4): 434-443.
4. Sfondrini MF, Gandini P et al (2018) Buccolingual inclination control of upper central incisors of aligners: A comparison with conventional and self-ligating brackets. Biomed Res Int 9341821.
5. Charalampakis O, Iliadi A et al (2018) Accuracy of clear aligners: A retrospective study of patients who needed refinement. American Journal of Orthodontics and Dentofacial Orthopedics 154(1): 47-54.
6. Chishti M, Lerios A et al (1999) Method and system for incrementally moving teeth. Google Patents.
7. Dai FF, Xu TM et al (2019) Comparison of achieved and predicted tooth movement of maxillary first molars and central incisors: First premolar extraction treatment with Invisalign. The Angle Orthodontist 89(5): 679-687.
8. Drake CT, McGorray SP et al (2012) Orthodontic tooth movement with clear aligners. International Scholarly Research Notices.
9. Grünheid T Loh C et al (2017) How accurate is Invisalign in nonextraction cases? Are predicted tooth positions achieved?. The Angle Orthodontist, 87(6): 809-815.
10. Kassas W, Al-Jewair T et al (2013) Assessment of Invisalign treatment outcomes using the ABO Model Grading System. Journal of the World Federation of Orthodontists 2(2): 61-64.
11. Kesling HD (1946) Coordinating the predetermined pattern and tooth positioner with conventional treatment. American journal of orthodontics and oral surgery 32(5): 285-293.
12. Lombardo L, Arreghini A et al (2017) Predictability of orthodontic movement with orthodontic aligners: A retrospective study. Progress in Orthodontics 18(1): 35.
13. Papadimitriou A, Mousoulea S et al (2018) Clinical effectiveness of Invisalign® orthodontic treatment: A systematic review. Progress in orthodontics 19(1): 1-24.
14. Pavoni C, Lione R et al (2011) Self-ligating versus Invisalign: analysis of dento-alveolar effects. Annali di stomatologia 2(1-2): 23.
15. Simon M, Keilig L et al (2014) Forces and moments generated by removable thermoplastic aligners: Incisor torque, premolar derotation, and molar distalization. American Journal of Orthodontics and Dentofacial Orthopedics 145(6): 728-736.
16. Tepedino M, Paoloni V et al (2018) Movement of anterior teeth using clear aligners: A three-dimensional, retrospective evaluation. Progress in orthodontics 19(1): 1-8.