Kết quả sớm phẫu thuật nội soi kết hợp nội soi đường mật và tán sỏi điện thủy lực điều trị sỏi đường mật chính

  • Vũ Đức Thụ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí
  • Nguyễn Ngọc Bích Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Anh Tuấn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Phẫu thuật nội soi đường mật chính, sỏi đường mật chính

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả sớm phẫu thuật nội soi kết hợp nội soi đường mật và tán sỏi điện thủy lực điều trị sỏi đường mật chính. Đối tượng và phương pháp: Từ tháng 5/2015 đến tháng 7/2017, 111 trường hợp sỏi đường mật chính điều trị bằng phẫu thuật nội soi kết hợp nội soi đường mật và tán sỏi điện thủy lực tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí và Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh lần lượt được chọn vào nghiên cứu. Các dữ liệu trong và sau mổ của từng người bệnh được thu thập và phân tích. Kết quả: Phẫu thuật thành công 96,40%. Thời gian mổ trung bình là 133,60 ± 46,62 phút, thời gian nằm viện trung bình là 6,47 ± 2,82 ngày. Tỷ lệ sạch sỏi trong mổ là 74,76% (sỏi đường mật ngoài gan là 100%, kết hợp sỏi trong và gan 35,71%). Ngày điều trị kháng sinh sau mổ trung bình là 5,93 ± 2,64 ngày. Mức độ đau sau mổ: Đau ít 12,21% và trung bình 72,90%. Biến chứng phẫu thuật là 11,21%. Kết luận: Phẫu thuật nội soi kết hợp nội soi đường mật và tán sỏi điện thủy lực điều trị sỏi đường mật chính là phương pháp an toàn, hiệu quả. Tỷ lệ sạch sỏi trong mổ là 74,76% và biến chứng phẫu thuật là 10,28%.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hoàng Bắc (2007) Chỉ định của phẫu thuật nội soi trong điều trị sỏi đường mật chính. Luận án Tiến sỹ y học, tr. 29-31.
2. Nguyễn Ngọc Bích và cộng sự (2009) Kết quả phẫu thuật nội soi lấy sỏi và khâu ngay ống mật chủ tại Bệnh viện Bạch Mai. Y học thực hành, 6, tr. 34-37.
3. Lê Quốc Phong và cộng sự (2011) Nghiên cứu ứng dụng và kết quả phẫu thuật nội soi mở ống mật chủ lấy sỏi điều trị sỏi đường mật. Y học thực hành, tr. 35-37.
4. Nguyễn Khắc Đức (2006) Nghiên cứu phẫu thuật nội soi để điều trị sỏi đường mật ngoài gan. Luận án Tiến sỹ y học.
5. Đỗ Tuấn Anh, Nguyễn Khắc Đức, Trần Bảo Long, Đỗ Kim Sơn (2004) Phẫu thuật nội soi điều trị sỏi đường mật chính. Y học Việt Nam, số đặc biệt, tr. 117-121.
6. Paganini AM, Guerrieri M, Sarnari J, De Sanctis A, D'ambrosio G, Lezoche G, Perretta S, Lezoche E (2007) Thirteen years' experience with laparoscopic transcystic common bile duct exploration for stones. Effectiveness and long-term results. Surg Endosc 21(1): 34-40.
7. Hua J, Meng H, Yao L, Gong J, Xu B, Yang T, Sun W, Y Wang, Y Mao, T Zhang, B Zhou,Z Song (2017) Five hundred consecutive laparoscopic common bile duct explorations: 5-year experience at a single institution. Surg Endosc 31(9): 3581-3589.
8. Stoker ME, Leveillee RJ, Mccann JC, Maini BS (1991) Laparoscopic common bile duct exploration. J Laparoendosc Surg 1(5): 287-293.