Khảo sát một số đặc điểm trên chẩn đoán hình ảnh và mối tương quan với tình trạng lâm sàng của hẹp ống sống cổ đa tầng: Phân tích 34 bệnh nhân

  • Nguyễn Trọng Yên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thành Bắc Bệnh viện Quân y 103
  • Phạm Quang Anh Học viện Quân y

Main Article Content

Keywords

Hẹp ống sống cổ đa tầng, bệnh lý tủy cổ

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm trên X-quang, cộng hưởng từ của bệnh hẹp ống sống cổ đa tầng và xác định mối tương quan với tình trạng lâm sàng. Đối tượng và phương pháp: Hồi cứu 34 bệnh nhân hẹp ống sống cổ đa tầng có tổn thương tủy, được đánh giá tình trạng lúc nhập viện theo thang điểm JOA. Khảo sát các tham số: Góc ưỡn C2C7, tình trạng mất vững cột sống (trên X-quang quy ước), sự thay đổi tín hiệu của tủy sống trên T2W và T1W, chỉ số chèn ép (CR), tỷ lệ thay đổi ống sống tối đa (MCC), tỷ lệ chèn ép tủy tối đa (MSCC), tỷ lệ chiếm chỗ của tủy sống (SCOR) trên cộng hưởng từ. Đánh giá mối tương quan của các tham số này với điểm JOA lúc nhập viện. Kết quả: Góc ưỡn C2C7 trung bình 11,95º ± 12,30º với 32,4% có gù và 55,9% mất vững cột sống. Trên cộng hưởng từ: 91,2% tăng tín hiệu tủy trên T2W, 14,7% giảm trên T1W. Giá trị trung bình của các tham số CR, MCC, MSCC tương ứng là: 0,31 ± 0,11, 53,27 ± 13,83% và 37,67 ± 17,79%. SCOR: 54,58 ± 8,49%, với 2/34 (5,9%) có SCOR ≥ 70%. Không có sự tương quan giữa điểm JOA với sự thay đổi tín hiệu tủy trên T1W, hình thái cột sống cổ và tình trạng mất vững cột sống (p>0,05). Tuy nhiên có sự khác biệt với thay đổi tín hiệu tủy trên T2W (p=0,007). Không có sự tương quan giữa điểm JOA lúc nhập viện với CR, MCC, MSCC (r ~ 0, p>0,05). Có sự tương quan nghịch giữa CR với MCC (r: -0,39, p=0,022), MSCC (r: -0,482, p=0,004). Kết luận: Không có sự liên quan giữa điểm JOA trước mổ với hình thái, sự mất vững của cột sống và các chỉ số CR, MCC và MSCC, trên cộng hưởng từ (p>0,05). Tuy nhiên, có liên quan chặt chẽ giữa tình trạng thần kinh và sự thay đổi tín hiệu tủy trên T2W (p=0,007).

Article Details

Các tài liệu tham khảo

Badhiwala JH, Ahuja CS, Akbar MA et al (2020) Degenerative cervical myelopathy - update and future directions. Nat Rev Neurol 16(2): 108-124.
2. Kang Y, Lee JW, Koh YH et al (2011) New MRI grading system for the cervical canal stenosis. AJR Am J Roentgenol 197(1): 134-140.
3. Yonenobu K, Abumi K, Nagata K et al (2001) Inter observer and intra observer reliability of the japanese orthopaedic association scoring system for evaluation of cervical compression myelopathy. Spine (Phila Pa 1976), 26(17): 1890-1894; discussion 1895.
4. Nouri A, Tetreault L, Nori S et al (2018) Congenital cervical spine stenosis in a multicenter global cohort of patients with degenerative cervical myelopathy: an ambispective report based on a magnetic resonance imaging diagnostic criterion. Neurosurgery 83(3): 521-528.
5. Tuchman Alexander, Higgins Dominque MO (2019) Cervical alignment and sagittal balance, degenerative cervical myelopathy and radiculopathy: Treatment approaches and options. Springer, Switzerland I: 29-36.
6. Oshima Y, Seichi A, Takeshita K et al (2012) Natural course and prognostic factors in patients with mild cervical spondylotic myelopathy with increased signal intensity on T2-weighted magnetic resonance imaging. Spine (Phila Pa 1976) 37(22): 1909-1913.
7. Le Huec JC, Demezon H, Aunoble S (2015) Sagittal parameters of global cervical balance using EOS imaging: normative values from a prospective cohort of asymptomatic volunteers. Eur Spine J 24(1): 63-71.
8. Grob D, Frauenfelder H, Mannion AF (2007) The association between cervical spine curvature and neck pain. Eur Spine J 16(5): 669-678.
9. Lu K, Gao X, Tong T et al (2017) Clinical predictors of surgical outcomes and imaging features in single segmental cervical spondylotic myelopathy with lower cervical instability. Med Sci Monit 23: 3697-3705.
10. Vedantam A, Rajshekhar V (2013) Does the type of T2-weighted hyperintensity influence surgical outcome in patients with cervical spondylotic myelopathy? A review. Eur Spine J 22(1): 96-106.
11. Wei L, Cao P, Xu C et al (2019) The relationship between preoperative factors and the presence of intramedullary increased signal intensity on T2-weighted magnetic resonance imaging in patients with cervical spondylotic myelopathy. Clin Neurol Neurosurg 178: 1-6.
12. Karpova A, Craciunas S, Chua SY et al (2010) Accuracy and reliability of MRI quantitative measurements to assess spinal cord compression in cervical spondylotic myelopathy: A prospective study. Evid Based Spine Care J 1(2): 56-57.