Kết quả điều trị sỏi bể thận có nhánh đài dưới bằng phẫu thuật nội soi tán sỏi qua da đường hầm nhỏ tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Trần Thanh Tùng Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
  • Trần Đức Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Văn Duyệt Trường Đại học Y Dược Hải Phòng

Main Article Content

Keywords

Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ, sỏi bể thận nhánh đài dưới, sỏi đài dưới

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị sỏi bể thận có nhánh đài dưới bằng phương tán sỏi qua da đường hầm nhỏ tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu 33 bệnh nhân sỏi bể thận có nhánh đài dưới được phẫu thuật tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ tại Trung tâm Tiết niệu - Nam khoa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 01/2020 đến tháng 05/2021. Kết quả: Tuổi trung bình 53,9 ± 9,9 (tuổi), kích thước sỏi trung bình 35,4 ± 1,4 (mm), tỷ lệ thành công 100%, tỷ lệ sạch sỏi 84,8%. Tai biến, biến chứng: 1/33 (3,0%) suy thận cấp, 1/33 (3,0%) suy thận cấp do tắc JJ trên thận đơn độc, 2/33 (6,1%) chảy máu không cần truyền máu, 1/33 (3,0%) sốt phản ứng. Kết luận: Tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ là phương pháp ít sang chấn, hiệu quả, an toàn cho điều trị sỏi bể thận có nhánh đài dưới.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Ferakis N, Stavropoulos M (2015) Mini percutaneous nephrolithotomy in the treatment of renal and upper ureteral stones: Lessons learned from a review of the literature. Urology Annals 7(2): 141-148.
2. Đàm Văn Cương (2011) Nghiên cứu mô hình bệnh lý tiết niệu sinh dục tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Tạp chí Y học thực hành, 765(5), tr. 63-65.
3. Kiều Đức Vinh, Trần Các, Trần Đức (2015) Kết quả phẫu thuật lấy sỏi thận qua da tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Nghiên cứu Y học 19(4), tr. 111-116.
4. Vũ Nguyễn Khải Ca, Hoàng Long, Chu Văn Lâm và cộng sự (2015) Tán sỏi thận qua da bằng đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 19(4), tr. 277-281.
5. Trương Thanh Tùng, Lê Huy Ngọc, Lê Ngọc Bằng và cộng sự (2017) Tán sỏi thận qua da bằng đường hầm nhỏ (mini-PCNL): Nghiên cứu tại hai bệnh viện tuyến tỉnh. Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam. 19(8), tr. 1-5.
6. Li MM, Yang HM, Liu XM et al (2018) Retrograde intrarenal surgery vsminiaturized percutaneous nephrolithotomy to treat lower pole renal stones 1.5-2.5cm in diameter. World J Clin Cases 6(15): 931-935.
7. Güler Y (2020) Comparison of RIRS and MiniPCNL for 2 - 3cm Renal Lower Calyx Stones. Arch Urol 3(1): 7.
8. Zeng G, Zhang T, Agrawal M (2018) Super-mini percutaneous nephrolithotomy (SMP) vs retrograde intrarenal surgery for the treatment of 1 - 2cm lower-pole renal calculi: An international multicentre randomised controlled trial. BJU Int 122: 1034-1040.
9. Lê Tuấn Anh (2019) Đánh giá kết quả tán sỏi thận qua da bằng Holmium laser qua đường hầm nhỏ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Luận văn bác sĩ chuyên khoa cấp II, Chuyên ngành Ngoại khoa, Đại học Y Dược Hải Phòng, Hải Phòng.
10. Tsai SH, Chung HJ, Tseng PT et al (2020) Comparison of the efficacy and safety of shockwave lithotripsy, retrograde intrarenal surgery, percutaneous nephrolithotomy, and minimally invasive percutaneous nephrolithotomy for lower-pole renal stones. A systematic review and network meta-analysis. Medicine 99(10): 19403.