Kết quả điều trị suy tĩnh mạch nông chi dưới mạn tính bằng sóng có tần số radio tại Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị suy tĩnh mạch nông chi dưới mạn tính bằng sóng có năng lượng tần số radio tại Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả, cắt ngang 38 bệnh nhân (54 chân) suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính từ C2 đến C5 kèm dòng trào ngược trên siêu âm Doppler, được điều trị bằng sóng có năng lượng tần số radio tại Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp từ tháng 03/2019 đến tháng 11/2019. Các bệnh nhân khám lâm sàng, phân độ CEAP, thang điểm VCSS, CIVIQ-20, siêu âm tĩnh mạch, các biến chứng sau 3 tháng điều trị. Kết quả: Các triệu chứng lâm sàng cải thiện tốt sau điều trị 3 tháng. Phân độ CEAP từ C0-C2 tăng và giảm từ C3-C5. Thang điểm VCSS giảm từ 5,0 ± 1,1 xuống 2,9 ± 0,8 và CIVIQ-20 giảm từ 43,9 ± 6,1 xuống 24,4 ± 4,4 điểm. Đường kính TM hiển lớn trung bình giảm: 7,85 ± 1,8mm xuống 4,2 ± 0,74mm. Tỷ lệ tắc tĩnh mạch hoàn toàn là 100%, không còn bệnh nhân nào có dòng chảy ngược. Biến chứng bao gồm các biến chứng nhẹ và tự hết như bầm tím 36,84%; dị cảm tê bì 9,26%, đau căng cơ vùng tĩnh mạch can thiệp 44,74%. Kết luận: Điều trị suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính bằng sóng có năng lượng tần số radio là một phương pháp an toàn và hiệu quả.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Vân Anh (2014) Đánh giá hiệu quả sớm điều trị suy tĩnh mạch hiển lớn mạn tính bằng sóng có tần số radio. Luận văn Bác sĩ Nội trú, Đại học Y Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Trang, Phạm Văn Phương (2015) Nghiên cứu ứng dụng điều trị suy tĩnh mạch nông chi dưới bằng đốt sóng cao tần tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 12(1), tr. 157-160.
4. Abd Alrahman M, Salem A Tawfek H et al (2013) Comparative study between conventional surgery and endovenous radiofrequency ablation in management of patients with primary varicose veins. Zagazig University Medical Journal 19(1): 100-111.
5. Gloviczki P, Comerota AJ, Dalsing MC et al (2011) The care of patients with varicose veins and associated chronic venous diseases: clinical practice guilines of the Society for Vascular Surgery and the American Venous Forum. J Vasc Surg 53: 2-48.
6. Guidelines of the First International Consensus Conference on Endovenous Thermal Ablation for Varicose Vein Disease - ETAV Consensus Meeting (2012), Phlebology.
7. Steven S, Gale MD, Jenifer N et al (2010) A randomized, controlled trial of endovenous thermal ablation sing the 810-nm wavelength Laser and the Closure PLUS radiofrequency ablation methods for superficial venous insufficiency of the great saphenous vein. Journal of vascular surgery 52(3): 645-650.