Hoạt động tư vấn bởi dược sĩ về sử dụng thuốc chống đông máu đường uống cho bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

  • Võ Thị Hà Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
  • Dương Lê Hương Giang Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Lê Cao Phương Duy Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Main Article Content

Keywords

OAC, acenocoumarol, DOAC, AKT

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả hoạt động tư vấn của dược sĩ lên kiến thức và mức độ hài lòng của bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông máu đường uống (OAC). Đối tượng và phương pháp: Bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ ngày 01/10/2020 đến tháng 3/2021 dùng OAC tối thiểu 1 tháng được tư vấn trực tiếp về bệnh và thuốc bởi dược sĩ lâm sàng. Thông tin thu thập bằng cách phỏng vấn trước và sau khi tư vấn trực tiếp và đánh giá lại sau 1 tháng bằng gọi điện thoại. Kiến thức OAC được đánh giá bằng bộ câu hỏi AKT (Anticoagulation Knowledge Tool) với điểm tối đa quy đổi là 100%. Kết quả: Có 139 bệnh nhân được tư vấn trực tiếp ban đầu và có 123 bệnh nhân được phỏng vấn qua điện thoại sau 1 tháng. Số bệnh nhân có chỉ định dùng acenocoumarol ít hơn nhóm DOAC, lần lượt là 28,5% và 71,5%. Đa số BN dùng OAC liên quan đến rung nhĩ, cuồng nhĩ (85,4%), có bệnh mắc kèm là tăng huyết áp (72,4%). Điểm kiến thức đã cải thiện từ 25,0 ± 22,7% lên 92,0 ± 10,0% (p<0,01) ở nhóm DOAC và từ 20,9 ± 11,3% lên 80,5 ± 15,3% (p<0,01) ở nhóm acenocoumarol sau 1 tháng. Tỷ lệ bệnh nhân không tuân thủ điều trị giảm từ 10,57% xuống 1,63% (p<0,01). Giá trị PDC trung bình trước và sau khi được dược sĩ tư vấn lần lượt là 0,89 ± 0,07 và 0,91 ± 0,07 (p<0,01). Sau khi được tư vấn, có 81,3% bệnh nhân nhận định hoạt động tư vấn dùng thuốc là cần thiết, 72,4% bệnh nhân cảm thấy thoái mái, tự tin trong việc dùng thuốc OAC sau khi được tư vấn. Kết luận: Hoạt động tư vấn sử dụng thuốc OAC bởi dược sĩ lâm sàng là cần thiết ở bệnh nhân ngoại trú để nâng cao kiến thức và sự tự tin trong việc dùng thuốc, dự đoán góp phần nâng cao hiệu quả và an toàn trong điều trị.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Phạm Hồng Thắm và cộng sự (2020) Dịch thuật và thẩm định độ tin cậy của bộ câu hỏi khảo sát kiến thức về sử dụng thuốc kháng đông. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, phụ bản Tập 24(6), tr. 131-133.
2. Phạm Hồng Thắm và cộng sự (2020) Đánh giá tư vấn của dược sĩ trong sử dụng thuốc kháng đông. Bệnh viện Nhân dân Gia Định.
3. Blue Cross Blue Shield of Michigan and Blue Care Network (2020) Michigan anticoagulation quality improvement initiative. Anticoagulation desktop reference. Version 2.3.
4. Martinez BK et al (2018) Effectiveness and safety of apixaban, dabigatran, and rivaroxaban versus warfarin in frail patients with nonvalvular atrial fibrillation. J Am Heart Assoc 7(8): 008643.
5. Metaxas C et al (2020) Patient knowledge about oral anticoagulation therapy assessed during an intermediate medication review in swiss community pharmacies. Pharmacy 8(2): 54.
6. Michigan Anticoagulation Quality Improvement Initiative - MAQI2 (2015) Anticoagulation toolkit -a consortium-developed quick reference for anticoagulation. Reviewed/updated on 2/1/15. Version 1.2.
7. Obamiro KO et al (2016) Development and validation of an oral anticoagulation knowledge tool (AKT). PLoS One 11(6): 0158071.
8. Rutherford OW et al (2020) Comparison of dabigatran, rivaroxaban, and apixaban for effectiveness and safety in atrial fibrillation: a nationwide cohort study. Eur Heart J Cardiovasc Pharmacother 6(2): 75-85.
9. Thrombophilia and Anticoagulation Clinic, Minneapolis Heart Institute®, Abbott Northwestern Hospital (2016) Direct Oral Anticoagulants (DOACs) Guide.
10. Wang Y et al (2014) Knowledge, satisfaction, and concerns regarding warfarin therapy and their association with warfarin adherence and anticoagulation control. Thromb Res 133(4): 550-554.