Chi phí-hiệu quả của các thuốc hiếm trong điều trị bệnh đa u tủy xương: Nghiên cứu tổng quan hệ thống

  • Nguyễn Đỗ Hồng Nhung Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Trần Thị Điền Linh Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Hoàng Thy Nhạc Vũ Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Main Article Content

Keywords

Chi phí-hiệu quả, thuốc hiếm, đa u tủy xương, tổng quan hệ thống

Tóm tắt

Mục tiêu: Đa u tủy xương là một bệnh ung thư huyết học, đặc trưng bởi sự tăng sinh ác tính tế bào dòng plasma tiết ra protein đơn dòng trong huyết thanh và nước tiểu. Bộ Y tế Việt Nam và Cục Quản lý Thực phẩm - Dược phẩm Hoa Kỳ đã ban hành danh mục thuốc hiếm, trong đó có 10 thuốc điều trị đa u tủy xương. Nghiên cứu được thực hiện nhằm hệ thống hóa các kết quả đánh giá chi phí-hiệu quả của 10 thuốc có trong danh mục thuốc hiếm của Việt Nam và Hoa Kỳ, tạo căn cứ cho các quyết định lựa chọn thuốc tối ưu trong điều trị. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tổng quan hệ thống, thực hiện thông qua việc tìm kiếm tài liệu trên cơ sở dữ liệu Pubmed, SpringerLink, và Thư viện Cochrane. Các nghiên cứu sẽ được hệ thống hóa theo kết quả liên quan đến đánh giá chi phí-hiệu quả của các thuốc. Kết quả: Tính đến tháng 9/2021, từ kết quả tìm kiếm y văn, trong 18 nghiên cứu toàn văn được đưa vào tổng quan hệ thống, có 8 thuốc trong danh mục thuốc hiếm điều trị bệnh đa u tủy xương đã có kết quả nghiên cứu chi phí-hiệu quả, với 14 nghiên cứu điều trị bằng thuốc hiếm được đánh giá đạt chi phí-hiệu quả. Kết luận: Chi phí điều trị đa u tủy xương bằng thuốc hiếm khá cao, trở thành gánh nặng kinh tế không chỉ cho người bệnh, mà còn cho xã hội. Cần có những chính sách hỗ trợ tài chính để người bệnh có thể tăng khả năng tiếp cận các thuốc hiếm trong điều trị đa u tủy xương.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Food And Drug Administration (2021) List of FDA orphan drugs. Available from: https://rarediseases. info.nih.gov/diseases/fda-orphan-drugs.
2. Garrison LP, Wang STHH (2013) The cost-effectiveness of initial treatment of multiple myeloma in the U.S. with bortezomib plus melphalan and prednisone versus thalidomide plus melphalan and prednisone or lenalidomide plus melphalan and prednisone with continuous lenalidomide maintenan. Oncologist 18(1): 27-36.
3. Usmani SZ, Cavenagh JD, Belch AR et al (2016) Cost-effectiveness of lenalidomide plus dexamethasone vs bortezomib plus melphalan and prednisone in transplant-ineligible US patients with newly-diagnosed multiple myeloma. J Med Econ 19(3): 243-258.
4. Cao Y, Zhao L, Zhang Tet al (2021) Cost-effectiveness analysis of adding daratumumab to bortezomib, melphalan, and prednisone for untreated multiple myeloma. Front Pharmacol 12(224).
5. Patel KK, Giri S, Parker TL et al (2021) Cost-effectiveness of first-line versus second-line use of daratumumab in older, transplant-ineligible patients with multiple myeloma. J Clin Oncol 39(10): 1119-1128.
6. Möller J, Nicklasson LMA (2011) Cost-effectiveness of novel relapsed-refractory multiple myeloma therapies in Norway: Lenalidomide plus dexamethasone vs bortezomib. J Med Econ 14(6): 690-697.
7. Jakubowiak AJ, Campioni M, Benedict A, et al. (2016) Cost-effectiveness of adding carfilzomib to lenalidomide and dexamethasone in relapsed multiple myeloma from a US perspective. J Med Econ 19(11): 1061-1074.
8. Pelligra CG, Parikh K, Guo S et al (2017) Cost-effectiveness of pomalidomide, carfilzomib, and daratumumab for the treatment of patients with heavily pretreated relapsed-refractory multiple myeloma in the United States. Clin Ther 39(10): 1986–2005.
9. Prinja S, Kaur G, Malhotra P et al (2017) Cost-effectiveness of autologous stem cell treatment as compared to conventional chemotherapy for treatment of multiple myeloma in India. Indian J Hematol Blood Transfus 33(1): 31-40.
10. Aceituno S, Gozalbo I, Appierto M et al (2018) Cost-effectiveness of lenalidomide in combination with dexamethasone compared to bortezomib in combination with dexamethasone for the second-line treatment of multiple myeloma in Chile. Medwave 18(3): 7220.
11. Carlson JJ, Guzauskas GF, Chapman RH et al (2018) Cost-effectiveness of drugs to treat relapsed/refractory multiple myeloma in the united states. J Manag Care Spec Pharm 24(1): 29-38.
12. Campioni M, Agirrezabal I, Hajek R et al (2020) Methodology and results of real-world cost-effectiveness of carfilzomib in combination with lenalidomide and dexamethasone in relapsed multiple myeloma using registry data. Eur J Heal Econ 21: 219-233.
13. Vukićević Đ, Rochau U, Savić A et al (2020) Long-term effectiveness and cost effectiveness of multiple myeloma treatment strategies for elderly transplant-ineligible patients in Serbia. Zdr Varst 59(2): 83-91.
14. Dolph M, Tremblay GLH (2021) Cost effectiveness of triplet selinexor-bortezomib-dexamethasone (xvd) in previously treated multiple myeloma (mm) based on results from the Phase III BOSTON Trial. Pharmacoeconomics.
15. Marchetti M, Gale RP BG (2021) Cost-effectiveness of post-autotransplant lenalidomide in persons with multiple myeloma. Mediterr J Hematol Infect Dis 13(1): 2021034.
16. Qerimi V, Nestorovska AK, Sterjev Z et al (2018) Cost-effectiveness analysis of treating transplant-eligible multiple myeloma patients in Macedonia. Clin Outcomes Res 10: 327-338.
17. Borg S, Nahi H, Hansson M et al (2016) Cost effectiveness of pomalidomide in patients with relapsed and refractory multiple myeloma in Sweden. Acta Oncol. 55(5): 554-560.
18. Lima AO, Gimeno-Ballester V, Tamayo R et al (2019) Cost-effectiveness of lenalidomide maintenance in patients with multiple myeloma who have undergone autologous transplant of hematopoietic progenitor cells. Bone Marrow Transpl 54: 1908–1919.
19. Blommestein HM, Franken MG, van Beurden-Tan CHY et al (2021) Cost-effectiveness of novel treatment sequences for transplant-ineligible patients with multiple myeloma. JAMA Netw Open 4(3): 213497.