Sử dụng phác đồ dự phòng buồn nôn và nôn do hóa trị liệu trên bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm sử dụng phác đồ dự phòng buồn nôn và nôn do hóa trị liệu (CINV) trên bệnh nhân ung thư và mô tả đặc điểm của biến cố CINV ghi nhận trên bệnh nhân được khảo sát phác đồ dự phòng. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang, bệnh nhân có chỉ định truyền hóa chất phác đồ 1 ngày, từ ngày 25 đến ngày 31/8/2021 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, dữ liệu được thu thập từ bệnh án điện tử và thông qua phỏng vấn bệnh nhân nghiên cứu. Kết quả: Trong số 85 lượt bệnh án được khảo sát, phác đồ dự phòng CINV bằng một thuốc kháng 5-HT3 kết hợp một corticoid chiếm tỷ lệ lần lượt trong pha cấp và pha muộn là 91,8% và 42,4% số bệnh nhân. Granisetron IV với mức liều 2mg/ngày được dùng phổ biến nhất với tỷ lệ 63,5% tại pha cấp và 30,6% tại pha muộn. Liều corticoid 8mg/ngày (tính theo dexamethason) được dùng phổ biến nhất ở cả hai pha (với tỷ lệ tương ứng là 61,2% và 54,1%). Tỷ lệ bệnh nhân gặp biến cố CINV tại pha cấp và pha muộn lần lượt là 23,5% và 18,8%. Kết luận: Một số tồn tại trong dự phòng CINV cần tiếp tục được tối ưu thông qua các nghiên cứu cũng như các can thiệp phù hợp trong tương lai.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Tuyết Mai (2013) Biến cố bất lợi của hóa trị liệu trên bệnh nhân ung thư vú điều trị tại Bệnh viện K và một số yếu tố ảnh hưởng. Y học thực hành 2(859), tr. 34-37.
3. Aapro M, Jordan K, Feyer P (2013) Prevenention of Nausea and Vomiting in cancer patients. Springer Healthcare Ltd, London, UK.
4. Al Qadire M (2018) Chemotherapy-induced nausea and vomiting: Incidence and management in jordan. Clin Nurs Res 27(6): 730-742.
5. Alamri A, Alawlah YA, Qiao Y et al (2018) A retrospective review of treatment patterns of antiemetic agents for chemotherapy-induced nausea and vomiting. SAGE Open Med 6.
6. Jordan K, Hinke A, Grothey A et al (2007) A meta-analysis comparing the efficacy of four 5-HT3-receptor antagonists for acute chemotherapy-induced emesis. Support care cancer 15(9): 1023-1033.
7. Warr DG, Grunberg SM, Gralla RJ et al (2005) The oral NK1 antagonis aprepitant for the prevention of acute and delayed chemotherapy-induced nausea and vomiting: Pooled data from 2 randomised, double-blind, placebo controlled trials. European Journal of Cancer 41(9): 1278-1285.
8. Yu S, Burke TA, Chan A et al (2015) Antiemetic therapy in Asia Pacific countries for patients receiving moderately and highly emetogenic chemotheray - a descriptive analysis of practice patterns, antiemetic quality of care, and use of antiemetic guidelines. Support Care Cancer 23(1): 273-282.