Phân tích tính phù hợp của việc dự phòng loét đường tiêu hóa trên do stress bằng thuốc ức chế bơm proton trên các bệnh nhân điều trị tại các khoa hồi sức - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Lê Minh Hồng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đinh Thị Lan Anh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lương Thị Thanh Huyền Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Thu Thủy Trường Đại học Dược Hà Nội

Main Article Content

Keywords

PPI, thuốc ức chế bơm proton, dự phòng loét do stress, hồi sức tích cực

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích tính phù hợp của việc sử dụng các thuốc ức chế bơm proton (PPI) trong dự phòng loét đường tiêu hóa trên do stress trên các bệnh nhân điều trị tại các khoa hồi sức - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả dựa trên dữ liệu bệnh án điện tử của các bệnh nhân được chỉ định PPI tại các khoa: Khoa Bệnh lây đường hô hấp và hồi sức, Khoa Hồi sức tim mạch và Trung tâm Hồi sức tích cực từ ngày 01/01/2021 đến ngày 30/04/2021. Kết quả và kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân có chỉ định dự phòng loét do stress phù hợp tại thời điểm khởi đầu chỉ định PPI là 60,0%, tỷ lệ chỉ định phù hợp khi đánh giá trong suốt quá trình điều trị hồi sức là 84,7%. Tỷ lệ liều dùng PPI phù hợp là 95,1%. Cần có sự phối hợp giữa dược sĩ lâm sàng và bác sĩ điều trị để tối ưu hóa hơn nữa thực hành dự phòng loét do stress trên bệnh nhân hồi sức.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Lê Diên Đức (2016) Đánh giá việc sử dụng nhóm thuốc ức chế bơm proton trong dự phòng loét tiêu hóa do stress tại một bệnh viện tuyến trung ương. http://canhgiacduoc.org.vn/
2. Alsultan MS, Mayet, AY, Malhani AA, Alshaikh MK (2010) Pattern of intravenous proton pump inhibitors use in ICU and Non-ICU setting: A prospective observational study. Saudi journal of gastroenterology: official journal of the Saudi Gastroenterology Association 16(4): 275–279. https://doi.org/10.4103/1319-3767.70614
3. Barletta JF, Kanji S, MacLaren R, Lat I, Erstad BL, American - Canadian consortium for Intensive care drug utilization (ACID) Investigators (2014) Pharmacoepidemiology of stress ulcer prophylaxis in the United States and Canada. Journal of critical care 29(6): 955-960. https://doi.org/ 10.1016/j.jcrc.2014.06.025.
4. Farrell, Christopher & Mercogliano, Giancarlo & Kuntz, Catherine. (2009) Overuse of stress ulcer prophylaxis in the critical care setting and beyond. Journal of critical care 25: 214-220. 10.1016/j.jcrc.2009.05.014.
5. Gerald L Weinhouse, MD (2020) Stress ulcers in the intensive care unit: Diagnosis, management, and prevention. www.uptodate.com
6. Nghiem Thi Thuy Linh (2015) La prophylaxie d’ulcère de stress par les inhibituers de la pombe à protons: Étude de bon usage à l’hôpital Thanh Nhan, Hanoi. http://canhgiacduoc.org.vn/.
7. Rhodes A, Evans LE, Alhazzani W, Levy MM, Antonelli M, Ferrer R, Kumar A, Sevransky JE, Sprung CL, Nunnally ME, Rochwerg B, Rubenfeld GD, Angus DC, Annane D, Beale RJ, Bellinghan GJ, Bernard GR, Chiche JD, Coopersmith C, De Backer DP, Dellinger RP (2017) Surviving sepsis campaign: international guidelines for management of sepsis and septic shock: 2016. Intensive care medicine 43(3): 304-377. https://doi.org/10.1007/s00134-017-4683-6.
8. Toews I, George AT, Peter JV, Kirubakaran R, Fontes L, Ezekiel J, Meerpohl JJ (2018) Interventions for preventing upper gastrointestinal bleeding in people admitted to intensive care units. The Cochrane database of systematic reviews, 6(6), CD008687. https://doi.org/10.1002/ 14651858.CD008687.pub2
9. Ye Z, Reintam Blaser A, Lytvyn L, Wang Y, Guyatt GH, Mikita JS, Roberts J, Agoritsas T, Bertschy S, Boroli F, Camsooksai J, Du B, Heen AF, Lu J, Mella JM, Vandvik PO, Wise R, Zheng Y, Liu L, Siemieniuk R (2020) Gastrointestinal bleeding prophylaxis for critically ill patients: A clinical practice guideline. BMJ (Clinical research ed.) 368: l6722. https://doi.org /10.1136/bmj.l6722.