Đặc điểm vi khuẩn và tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn do một số chủng Gram âm giảm nhạy cảm với kháng sinh carbapenem tại Bệnh viện Hữu nghị

  • Tô Hoàng Dương Bệnh viện Hữu Nghị
  • Nguyễn Việt Anh Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Phạm Thị Thúy Vân Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Nguyễn Phương Mai Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Nguyễn Thị Thu Thủy Trường Đại học Dược Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Gram âm, giảm nhạy cảm, carbapenem, Bệnh viện Hữu nghị

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm vi khuẩn và tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn do một số chủng Gram âm giảm nhạy cảm với kháng sinh carbapenem tại Bệnh viện Hữu Nghị. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả trên 97 bệnh án có ghi nhận mắc ít nhất 1 trong 4 chủng Gram âm nghiên cứu tại Bệnh viện Hữu Nghị từ 01/01/2018 đến 31/12/2019. Kết quả: Tuổi trung bình của các bệnh nhân là 82,4, các bệnh nhân đều có bệnh mắc kèm, hầu hết có can thiệp thủ thuật/phẫu thuật. 21,6% bệnh nhân điều trị tại khoa Hồi sức tích cực. Nghiên cứu thu thập được 116 lượt vi khuẩn Gram âm giảm nhạy carbapenem, trong đó phổ biến nhất là A. baumannii (37,9%). Tỷ lệ đề kháng meropenem (0 – 22,5%) nhìn chung thấp hơn so với imipenem (21,7 – 59,1%). Tỷ lệ các chủng toàn kháng ở mức cao (44,4 – 56,5%). Tỷ lệ định lượng MIC carbapenem và colistin đều thấp (dưới 18,0%). Tại thời điểm trước khi có KQVS, chủ yếu các bệnh nhân được dùng phác đồ phối hợp dựa trên β-lamtam/chất ức chế β-lamtamase (BL/BLI) và cephalosporin thế hệ 3, 4 (C3G/C4G). Sau khi có kết quả phân lập vi khuẩn, tỷ lệ bệnh nhân được chỉ định colistin và carbapenem tăng lên, tuy nhiên đa số các bệnh nhân này được dùng mức liều thấp hơn so với khuyến cáo. Tỷ lệ bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn với phác đồ khi ngừng kháng sinh là 73,2%, tỷ lệ bệnh nhân tử vong liên quan tới nhiễm khuẩn là 27,8%. Kết luận: Nghiên cứu đã chỉ ra đặc điểm vi khuẩn và một số đặc điểm về sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn do một số chủng Gram âm giảm nhạy cảm với kháng sinh carbapenem tại bệnh viện. Các kết quả nghiên cứu sẽ là các căn cứ quan trọng để bệnh viện tiếp tục có các chiến lược nhằm cải thiện hiệu quả điều trị các nhiễm khuẩn này.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Trần Nhật Minh (2019) Phân tích đặc điểm lâm sàng, vi sinh và phác đồ điều trị của nhiễm khuẩn do Klebsiella pneumoniae tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai. Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội.
2. Chen Haojun, Liu Qianqian et al (2017) Efficacy of sulbactam for the treatment of Acinetobacter baumannii complex infection: A systematic review and meta-analysis. Journal of infection and chemotherapy: Official journal of the Japan Society of Chemotherapy 23(5): 278-285.
3. Chinese X. D. R. Consensus Working Group, Guan X et al (2016) Laboratory diagnosis, clinical management and infection control of the infections caused by extensively drug-resistant Gram-negative bacilli: A Chinese consensus statement. Clin Microbiol Infect 22(1): 15-25.
4. Falagas ME, Vardakas KZ et al (2015) Tetracyclines for multidrug-resistant Acinetobacter baumannii infections. Int J Antimicrob Agents 45(5): 455-60.
5. Hsu Li-Yang, Apisarnthanarak Anucha et al (2017) Carbapenem-resistant acinetobacter baumannii and enterobacteriaceae in South and Southeast Asia. Clinical microbiology reviews 30(1): 1-22.
6. Neuner EA, Gallagher JC (2017) Pharmacodynamic and pharmacokinetic considerations in the treatment of critically Ill patients infected with carbapenem-resistant Enterobacteriaceae. Virulence 8(4): 440-452.
7. Piperaki ET, Tzouvelekis LS et al (2019) Carbapenem-resistant Acinetobacter baumannii: In pursuit of an effective treatment. Clin Microbiol Infect 25(8): 951-957.
8. Tsuji BT, Pogue JM et al (2019) International consensus guidelines for the optimal use of the polymyxins. Pharmacotherapy 39(1): 10-39.