Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh linezolid tại Bệnh viện Thanh Nhàn
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Phân tích định lượng mức độ tiêu thụ linezolid và đánh giá tính phù hợp về chỉ định linezolid tại Bệnh viện Thanh Nhàn. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu số liều DDD/100 ngày nằm viện giai đoạn 2016 - 2020 và hồ sơ bệnh án của bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Thanh Nhàn có chỉ định sử dụng linezolid từ tháng 1/2020 đến tháng 6/2020. Tính phù hợp về chỉ định được đánh giá dựa trên bộ tiêu chí được xây dựng bởi nhóm nghiên cứu. Kết quả: Tiêu thụ linezolid có xu hướng tăng trong giai đoạn 5 năm, từ 0,13 DDD/100 ngày nằm viện (năm 2016) lên đến 0,57 DDD/100 ngày nằm viện (năm 2020) (S = 558, p<0,001). Có 113 bệnh nhân được đưa vào phân tích chỉ định dựa trên bộ tiêu chí. Đa số bệnh nhân được sử dụng linezolid trong phác đồ kinh nghiệm (92,9%) với các chỉ định đã được đề cập trong tờ hướng dẫn sử dụng (82,3%). Có 29 trường hợp (25,7%) được đánh giá chỉ định không phù hợp, chủ yếu do không thỏa mãn điều kiện sử dụng linezolid như là lựa chọn thay thế vancomycin. Biến cố bất lợi phổ biến được ghi nhận là giảm tiểu cầu (32,1%) và thiếu máu (13,9%). Kết luận: Tiêu thụ linezolid có xu hướng tăng dần trong khi có một tỷ lệ đáng kể bệnh nhân được sử dụng với chỉ định kháng sinh chưa phù hợp. Bệnh viện cần xây dựng hướng dẫn và quy trình sử dụng nhằm tăng cường quản lý kháng sinh dự trữ này.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Đoàn Thị Phương, Lê Vân Anh và cộng sự (2016) Khảo sát sử dụng kháng sinh linezolid tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2015. Nghiên cứu Dược và Thông tin Thuốc, 7(4-5), tr. 184-88.
3. Choi GW, Lee JY et al (2019) Risk factors for linezolid-induced thrombocytopenia in patients without haemato-oncologic diseases. Basic Clin Pharmacol Toxicol 124(2): 228-234.
4. Dentan C, Forestier E et al (2017) Assessment of linezolid prescriptions in three French hospitals. Eur J Clin Microbiol Infect Dis 36(7): 1133-1141.
5. Flamm RK, Mendes RE et al (2016) Linezolid Surveillance Results for the United States (LEADER Surveillance Program 2014). Antimicrob Agents Chemother 60(4): 2273-80.
6. Guillard P, de La Blanchardiere A et al (2014) Antimicrobial stewardship and linezolid. Int J Clin Pharm 36(5): 1059-68.
7. Lai CC, Chu CC et al (2015) Correlation between antimicrobial consumption and incidence of health-care-associated infections due to methicillin-resistant Staphylococcus aureus and vancomycin-resistant enterococci at a university hospital in Taiwan from 2000 to 2010. J Microbiol Immunol Infect 48(4): 431-436.
8. Methodology WHO Collaborating Centre for Drug Statistic (2021) ATC/DDD Index 2021. Retrieved 19/6, from http://www.whocc.no.
9. Meyer E, Schwab F et al (2011) Increasing consumption of MRSA-active drugs without increasing MRSA in German ICUs. Intensive Care Med 37(10): 1628-1632.
10. Mori N, Kamimura Y et al (2018) Comparative analysis of lactic acidosis induced by linezolid and vancomycin therapy using cohort and case-control studies of incidence and associated risk factors. Eur J Clin Pharmacol 74(4): 405-411.
11. Pharmacy Department Policies and Procedures (2020) Stanford antimicrobial safety and sustainability program antimicrobial restriction policy. Stanford Health Care.
12. Rubinstein E, Isturiz R et al (2003) Worldwide assessment of linezolid's clinical safety and tolerability: Comparator-controlled phase III studies. Antimicrob Agents Chemother 47(6): 1824-1831.