Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị xuất huyết tiểu não tự phát

  • Nguyễn Trọng Yên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đặng Hoài Lân Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Xuất huyết tiểu não tiên phát, điều trị phẫu thuật

Tóm tắt

Mục tiêu: Xuất huyết tiểu não tự phát hiếm gặp nhưng có tỷ lệ tử vong cao, khoảng 16,7 - 50%. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả phẫu thuật điều trị xuất huyết tiểu não tự phát và phân tích mối liên quan giữa các yếu tố lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh đến hiệu quả điều trị. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu. Đánh giá kết quả phẫu thuật và phân tích các dấu hiệu lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh của 46 trường hợp xuất huyết tiểu não tự phát được phẫu thuật tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 3/2014 đến tháng 6/2019. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 60,37 ± 11,61 năm, trong đó 82,6% tập trung ở độ tuổi 50 - 70. Số trường hợp có tiền sử tăng huyết áp gặp 67,4%. Điểm GCS trung bình trước phẫu thuật là 8,09 ± 1,98. Trên cắt lớp vi tính, 84,8% có kích thước khối máu tụ > 3cm; 100% có biểu hiện đè ép não thất IV. Giãn não thất gặp trong 82,6% và xuất huyết trong não thất gặp trong 69,6% các trường hợp. Kết quả khả quan sau phẫu thuật (GOS: 4 - 5) đạt 54,3%. Tỷ lệ tử vong là 17,4%. Kết luận: Phẫu thuật có một vai trò quan trọng trong điều trị các xuất huyết tiểu não tự phát. Điểm GCS trước phẫu thuật, kích thước ổ máu tụ và tình trạng xuất huyết trong não thất là các yếu tố tiên lượng có ý nghĩa đối với hiệu quả phẫu thuật điều trị các xuất huyết tiểu não tự phát.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Cohen ZR, Ram Z, Knoller N, Peles E, Hadani M (2002) Management and outcome of non-traumatic cerebellar haemorrhage. Cerebrovasc Dis 14(3-4): 207-213.
2. Dahdaleh NS, Dlouhy BJ, Viljoen SV, Capuano AW, Kung DK, Torner JC et al (2012) Clinical and radiographic predictors of neurological outcome following posterior fossa decompression for spontaneous cerebellar hemorrhage. J Clin Neurosci 19(9): 1236-1241.
3. Dammann P, Asgari S, Bassiouni H, Gasser T, Panagiotopoulos V, Gizewski ER et al (2011) Spontaneous cerebellar hemorrhage-experience with 57 surgically treated patients and review of the literature. Neurosurg Rev 34(1): 77-86.
4. Han JH, Lee JM, Koh EJ, Choi HY (2014) The spot sign predicts hematoma expansion, outcome, and mortality in patients with primary intracerebral hemorrhage. J Korean Neurosurg Soc 56(4): 303-309.
5. Kirollos RW, Tyagi AK, Ross SA, van Hille PT, Marks PV (2001) Management of spontaneous cerebellar hematomas: A prospective treatment protocol. Neurosurgery 49(6): 1378-1386; discussion 1386-1387.
6. Matsukawa H, Shinoda M, Fujii M, Takahashi O, Yamamoto D, Murakata A et al (2012) Relationships among hematoma diameter, location categorized by vascular territory, and 1-year outcome in patients with cerebellar hemorrhage. World Neurosurg 77(3-4): 507-511.
7. Morgenstern LB, Hemphill JC 3rd, Anderson C, Becker K, Broderick JP, Connolly ES JR et al (2010) Guidelines for the management of spontaneous intracerebral hemorrhage: A guideline for healthcare professionals from the American Heart Association/American Stroke Association. Stroke 41(9): 2108-2129.
8. Pong V, Chan KH, Chong BH, Lui WM, Leung GK, Tse HF et al (2012) Long-term outcome and prognostic factors after spontaneous cerebellar hemorrhage. Cerebellum 11(4): 939-945.
9. St Louis EK, Wijdicks EF, Li H, Atkinson JD (2000) Predictors of poor outcome in patients with a spontaneous cerebellar hematoma. Can J Neurol Sci 27(1): 32-36.