Nghiên cứu thuần tập về độ an toàn của amphotericin B deoxycholate và các biện pháp dự phòng biến cố bất lợi tại Bệnh viện Phổi Trung ương

  • Nguyễn Thị Thủy Bệnh viện Phổi Trung ương
  • Đinh Thu Hương Bệnh viện Phổi Trung ương
  • Nguyễn Bảo Ngọc Bệnh viện Phổi Trung ương
  • Lại Quang Phương Bệnh viện Phổi Trung ương
  • Nguyễn Thị Thu Hằng Bệnh viện Phổi Trung ương
  • Trần Thu Trang Bệnh viện Phổi Trung ương

Main Article Content

Keywords

Amphotericin B, tác dụng ngoại ý, tác dụng phụ nghiêm trọng, độc tính trên thận, nhiễm nấm xâm nhập, bệnh viện Phổi Trung ương

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu khảo sát biến cố bất lợi (AE) của amphotericin B deoxycholate (AmB-d) trên các bệnh nhân điều trị nấm xâm lấn. Đồng thời, nghiên cứu cũng đánh giá vai trò của việc truyền dung dịch NaCl 0,9% trong việc giảm độc tính trên thận và ảnh hưởng của thuốc trước truyền trong dự phòng phản ứng tiêm truyền do AmB-d. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu thuần tập hồi cứu trên người bệnh được điều trị AmB-d từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/08/2020 tại Bệnh viện Phổi Trung ương. Kết quả: Trong tổng số 119 bệnh nhân, tỷ lệ AE trên lâm sàng và cận lâm sàng lần lượt là 24% và 90%. Trong đó, số lượng bệnh nhân gặp phản ứng liên quan tiêm truyền, hạ kali máu, và độc tính trên thận là 23 (19%), 79 (66%) và 48 (40%). Sử dụng dung dịch muối đẳng trương trước truyền với thể tích 1000ml hoặc 10 - 15ml/kg giúp giảm giá trị creatinin máu 5,24µmol (95%CI: -9,29 tới -1,19, p=0,011), trong khi sử dụng các thuốc dự phòng trước truyền giảm hơn 90% khả năng xảy ra phản ứng tiêm truyền (OR = 0,08, 95%CI: 0,03 - 0,28, p<0,001). Kết luận: Cần giám sát chặt chẽ các biến cố bất lợi khi sử dụng AmB-d. Bước đầu thấy việc sử dụng dung dịch muối đẳng trương và các thuốc trước truyền có thể làm giảm khả năng gặp độc tính trên thận và phản ứng liên quan đến tiêm truyền của AmB-d.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2018) Dược thư Quốc Gia Việt Nam.
2. Cabrales-Vargas Rafael Laniado-Laborín Maria Noemí (2009) Amphotericin B: Side effects and toxicity. Rev Iberoam Micol 26(4): 223-227.
3. Deray G, Mercadal L, Bagnis C (2002) Nephrotoxicity of amphotericin B. Nephrologie 23(3): 119-122.
4. Health Organisation World (2011) Rapid advice: Diagnosis, prevention and management of cryptococcal disease in HIV-infected adults, adolescents and children. Geneva, Switzerland.
5. Karimzadeh I, Farsaei S et al (2012) Are salt loading and prolonging infusion period effective in prevention of amphotericin B-induced nephrotoxicity?. Expert Opin Drug Saf 11(6): 969-983.
6. Paterson DL, David K et al (2008) Pre-medication practices and incidence of infusion-related reactions in patients receiving AMPHOTEC: Data from the patient registry of amphotericin b cholesteryl sulfate complex for injection clinical tolerability (PRoACT) registry. J Antimicrob Chemother 62(6): 1392-400.
7. Rodica Turcu Maria Jevitz Patterson & Said Omar (2009) Influence of sodium intake on Amphotericin B-induced nephrotoxicity among extremely premature infants. Pediatric Nephrology 24: 497-505.
8. Services National Institute of Allergy and Infectious Diseases National Institutes of Health US Department of Health and Human (2017) Division of AIDS (DAIDS) table for grading the severity of adult and pediatric adverse events. Corrected Version 2.1.
9. Vildan Gursoy Fahir Ozkalemkas (2021) Conventional amphotericin b associated nephrotoxicity in patients with hematologic malignancies. Cureus, 13(7): 16445. doi:10.7759/ cureus.16445.