Nghiên cứu đánh giá quy trình giám sát nồng độ vancomycin trong máu trên bệnh nhân người lớn tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Lê Thị Phương Thảo Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Trung Hà Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đinh Đình Chính Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Mạc Thị Mai Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Nguyễn Thị Thu Thủy Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Lê Bá Hải Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Nguyễn Thị Liên Hương Trường Đại học Dược Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Vancomycin, giám sát nồng độ vancomycin, chế độ liều, độc tính trên thận, tỷ lệ đạt đích mục tiêu

Tóm tắt

Mục tiêu: Xây dựng quy trình giám sát nồng độ vancomycin trong máu. Bước đầu đánh giá hiệu quả quy trình đã xây dựng. Đối tượng và phương pháp: Quy trình giám sát nồng độ vancomycin trong máu được xây dựng theo phương pháp thảo luận nhóm tập trung. Đánh giá hiệu quả của quy trình được thiết kế tiến cứu, can thiệp trên 14 bệnh nhân có chỉ định dùng vancomycin truyền tĩnh mạch trong khoảng thời gian từ ngày 1/3/2021 đến ngày 15/4/2021. Kết quả: Đã xây dựng được quy trình thao tác chuẩn (SOP) về giám sát nồng độ vancomycin trong máu trên bệnh nhân người lớn tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 với 3 nội dung chính (đích mục tiêu điều trị, chế độ liều của vancomycin, nội dung giám sát nồng độ thuốc trong máu). Bước đầu đánh giá hiệu quả của quy trình đã xây dựng trên 14 bệnh nhân: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 66,5 tuổi; chủ yếu là bệnh nhân nam giới (71,4%). Vancomycin được chỉ định theo đích vi khuẩn cao hơn chỉ định theo kinh nghiệm (57,1% với 42,9%). 64,3% bệnh nhân được chỉ định liều nạp. Thời gian sử dụng vancomycin trung bình là 11 ngày. Mức độ dự đoán nồng độ vancomycin dựa trên mô hình Bauer ở mức độ chấp nhận được (MAPE = 33,58%). Mô hình dược động học một ngăn thải trừ bậc 1 dự đoán chính xác nồng độ vancomycin trong máu trên bệnh nhân người lớn (MAPE = 8,91% nằm trong ngưỡng < 10%). Tỷ lệ đạt đích mục tiêu PK/PD tích lũy của bệnh nhân tăng lên sau khi hiệu chỉnh liều lần 1 (64,3% so với 14,3%). Sau tối đa 3 lần hiệu chỉnh, tất cả bệnh nhân (cần chỉnh liều) đều đạt được đích mục tiêu PK/PD. Độc tính trên thận ghi nhận được trên 2 bệnh nhân (18,2%). Kết luận: Đã xây dựng được quy trình giám sát nồng độ vancomycin trong máu (đối với cả đường truyền ngắt quãng và đường truyền liên tục). Có thể áp dụng quy trình giám sát nồng độ vancomycin đã xây dựng trên quần thể bệnh nhân tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tỷ lệ đạt đích PK/PD tích lũy tăng lên đáng kể sau khi hiệu chỉnh liều lần 1 (64,3% - 14,3%).

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bệnh viện Hoàn Mỹ (2019) Quy trình giám sát nồng độ Vancomycin trong máu.
2. Toàn Hồ Trọng Toàn (2018) Xác định các thông số dược động học quần thể của vancomycin truyền tĩnh mạch liên tục trên bệnh nhân ICU. Luận văn Thạc sĩ Dược học.
3. Bauer LA (2008) Applied clinical pharmacokinetics. The Mc Graw Hill Company: 207-298.
4. Clark L, Skrupky LP et al (2019) Examining the relationship between vancomycin area under the concentration time curve and serum trough levels in adults with presumed or documented staphylococcal infections. Ther Drug Monit 41(4): 483-488.
5. Finch NA, Zasowski EJ et al (2017) A quasi-experiment to study the impact of vancomycin area under the concentration-time curve-guided dosing on vancomycin-associated nephrotoxicity. Antimicrob Agents Chemother 61(12).
6. Lewis CD (1982) Industrial and business forecasting methods: A practical guide to exponential smoothing and curve fitting. Butterworth-Heinemann.
7. Llopis-Salvia P, Jiménez-Torres NV (2006) Population pharmacokinetic parameters of vancomycin in critically ill patients. J Clin Pharm Ther 31(5): 447-454.
8. Neely MN, Youn G et al (2014) Are vancomycin trough concentrations adequate for optimal dosing?. Antimicrob Agents Chemother 58(1): 309-316.
9. Rybak MJ, Le J et al (2020) Therapeutic monitoring of vancomycin for serious methicillin-resistant Staphylococcus aureus infections: A revised consensus guideline and review by the American Society of Health-System Pharmacists, the Infectious Diseases Society of America, the Pediatric Infectious Diseases Society, and the Society of Infectious Diseases Pharmacists. Am J Health Syst Pharm 77(11): 835-864.
10. Rybak Michael, Lomaestro Ben et al (2009) Therapeutic monitoring of vancomycin in adult patients: A consensus review of the American Society of Health-System Pharmacists, the Infectious Diseases Society of America, and the Society of Infectious Diseases Pharmacists. American Journal of Health-System Pharmacy 66(1): 82-98.