Khảo sát tình hình sử dụng thuốc giảm đau trên bệnh nhân ung thư điều trị ngoại trú tại Khoa Chống đau và Chăm sóc giảm nhẹ - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Dữ liệu từ một số quốc gia thu nhập thấp, cho thấy khoảng 80% bệnh nhân chết vì ung thư phải trải qua cơn đau vừa hoặc nặng, kéo dài trung bình 90 ngày. Do đó nghiên cứu về đau, thuốc giảm đau và hiệu quả giảm đau là cần thiết để nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư, đặc biệt là đối với bệnh nhân ung thư điều trị ngoại trú. Đây là nhóm đối tượng mà cán bộ y tế gặp khó khăn trong theo dõi việc điều trị cũng như hiệu quả điều trị của bệnh nhân. Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc giảm đau kê đơn cho bệnh nhân ung thư điều trị ngoại trú. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu 219 bệnh án của bệnh nhân ngoại trú có dùng ít nhất một thuốc giảm đau tại Khoa Chống đau và Chăm sóc giảm nhẹ từ tháng 4/2020 đến tháng 4/2021. Kết quả: Khảo sát bệnh án ngoại trú, có 219 đơn thuốc có ít nhất 1 thuốc giảm đau. Các thuốc giảm đau được kê đơn khá đa dạng bao gồm các nhóm thuốc giảm đau non-opioid, opioid yếu và opioid mạnh. Ibuprofen là hoạt chất được kê đơn nhiều nhất chiếm 52,5% tổng số đơn và được kê cho hơn một nửa số bệnh nhân của mẫu (55,3%), codein là thuốc được kê đơn phổ biến thứ 2 với 48,9% số đơn kê. Trong mẫu nghiên cứu, kiểu phối hợp thuốc phổ biến nhất là phối hợp theo bậc 2 (opioid yếu ± giảm đau non-opioid ± hỗ trợ giảm đau) trong thang giảm đau ba bậc của WHO (46,6%). Liều lượng các thuốc giảm đau được kê đơn phù hợp với liều khuyến cáo trong các tài liệu. Kết luận: Các nhóm thuốc giảm đau ung thư dùng cho ngoại trú khá đa dạng. Phối hợp đa phương thức 2 thuốc là phổ biến nhất. Liều lượng các thuốc giảm đau phù hợp với các khuyến cáo, nhưng chế độ liều cần được lưu ý phù hợp hơn.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Reyes-Gibby CC, Ba Duc N et al (2006) Status of cancer pain in Hanoi, Vietnam: A hospital-wide survey in a tertiary cancer treatment center. J Pain Symptom Manage 31(5): 431-439.
3. Pergolizzi JV, Gharibo C et al (2015) Treatment considerations for cancer pain: A global perspective. Pain Pract 15(8): 778-792.
4. Raphael J, Hester J et al (2010) Cancer pain: Part 2: Physical, interventional and complimentary therapies, management in the community, acute, treatment-related and complex cancer pain: A perspective from the british pain society endorsed by the UK association of palliative medicine and the royal college of general practitioners. Pain Med 11(6): 872-896.
5. Kim YC, Ahn JS et al (2015) Current practices in cancer pain management in Asia: A survey of patients and physicians across 10 countries. Cancer Med 4(8): 1196-1204.
6. World Health Organization (2018) WHO guidelines for the pharmacological and radiotherapeutic management of cancer pain in adults and adolescent. World Health Organization, Geneva: 1-40.
7. Bộ Y Tế (2006) Hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ đối với người bệnh ung thư và AIDS. Nhà xuất bản Y học, tr. 1-40.
8. Swarm RA, Paice JA et al (2020) Adult cancer pain, Version 1.2020, NCCN clinical practice guidelines in oncology. J Natl Compr Canc Netw: 977-1007
9. Neufeld NJ, Elnahal SM et al (2017) Cancer pain: A review of epidemiology, clinical quality and value impact. Future Oncol 13(9): 833-841.
10. Rau KM, Chen JS et al (2015) The impact of pain control on physical and psychiatric functions of cancer patients: A nation-wide survey in Taiwan. Jpn J Clin Oncol 45(11): 1042-1049.
11. Lin J, Hsieh RK et al (2020) Satisfaction with pain management and impact of pain on quality of life in cancer patients. Asia Pac J Clin Oncol 16(2): 91-98.
12. Te Boveldt N, Vernooij-Dassen M et al (2013) Pain and its interference with daily activities in medical oncology outpatients. Pain Physician 16(4): 379-389.
13. Miaskowski C, Dodd MJ et al (2001) Lack of adherence with the analgesic regimen: A significant barrier to effective cancer pain management. J Clin Oncol 19(23): 4275-4279.
14. Rosa William E, Riegel Barbara et al (2021) The association between analgesic treatment beliefs and electronically monitored adherence for cancer pain. Oncology nursing forum 48(1): 45-58.
15. Valeberg BT, Miaskowski C et al (2008) Prevalence rates for and predictors of self-reported adherence of oncology outpatients with analgesic medications. Clin J Pain 24(7): 627-366.