Đánh giá sự thay đổi trọng lượng tuyến tiền liệt, lượng nước tiểu tồn dư trong điều trị bệnh tăng sản lành tính tuyến tiền liệt theo phác đồ phối hợp hai thuốc tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Vũ Đình Triển Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Mạnh Hùng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Văn Triệu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá, so sánh sự thay đổi trọng lượng tuyến tiền liệt và lượng nước tiểu tồn dư của người bệnh giữa nhóm sử dụng thuốc ức chế alpha 1 với nhóm kết hợp thuốc ức chế alpha 1 và ức chế 5 alpha reductase trong điều trị nội khoa bệnh tăng sản lành tính tuyến tiền liệt tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: Tiến hành trên 100 bệnh nhân bị tăng sản lành tính tuyến tiền liệt, được chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm 50 bệnh nhân: Nhóm đơn trị liệu là những bệnh nhân được điều trị đơn thuần bằng thuốc nhóm ức chế alpha 1 (doxazosin 2mg/ngày) kết hợp thay đổi lối sống, nhóm điều trị phối hợp thuốc là những bệnh nhân được điều trị theo liệu pháp phối hợp hai nhóm ức chế alpha 1 (doxazosin 2mg/ngày) và thuốc ức chế 5 alpha reductase (dutasteride 0,5mg/ngày), kết hợp thay đổi lối sống. Thiết kế nghiên cứu theo phương pháp tiến cứu, can thiệp có đối chứng, ngẫu nhiên và theo dõi dọc từ tháng 2 năm 2018 đến tháng 2 năm 2019. Kết quả: Phối hợp 2 thuốc ức chế alpha 1 và ức chế 5 alpha reductase, làm giảm trọng lượng của tuyến tiền liệt. Trọng lượng tuyến tiền liệt ở nhóm kết hợp 2 thuốc giảm rõ rệt tại cả thời điểm sau 3 tháng điều trị và sau 6 tháng điều trị so với lúc bắt đầu điều trị (tương ứng là 18,6% và 26,3%, p<0,05). Trong khi đó, trọng lượng tuyến tiền liệt ở nhóm đơn trị liệu (điều trị doxazosin đơn thuần) vẫn tăng lên ở cả hai thời điểm sau 3 tháng điều trị và sau 6 tháng điều trị so với lúc bắt đầu điều trị. Liệu pháp phối hợp 2 thuốc ức chế alpha 1 và ức chế 5 alpha reductase, làm giảm rõ rệt lượng nước tiểu tồn dư. Lượng nước tiểu tồn dư ở nhóm điều trị kết hợp doxazosin và avodart giảm rõ rệt tại cả thời điểm sau 3 tháng điều trị và sau 6 tháng điều trị so với lúc bắt đầu điều trị từ mức 17,39 ± 21,79ml ở thời điểm ban đầu xuống còn tương ứng 9,24 ± 13,96ml và 4,68 ± 7,36ml ở thời điểm sau 3 tháng điều trị và sau 6 tháng điều trị p<0,01). Trong khi đó, lượng nước tiểu tồn dư ở nhóm đơn trị liệu (điều trị doxazosin đơn thuần) vẫn tăng lên sau khi điều trị. Kết luận: Hiệu quả của phác đồ phối hợp hai nhóm ức chế alpha 1 và ức chế 5 alpha reductase trong điều trị tăng sản lành tính tuyến tiền liệt là rất rõ ràng, làm giảm các triệu chứng, tiến triển của bệnh.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Đỗ Tiến Dũng, Phạm Thạnh và cộng sự (2003) Kết quả bước đầu điều trị bướu lành tính tuyến tiền liệt bằng cắt đốt nội soi tại Bệnh viện Quy Nhơn. Y Học TP. Hồ Chí Minh, tập 7, tr. 50-55.
2. Nguyễn Hoàng Đức, Đào Quang Oánh (2003) Mối tương quan giữa khối lượng mô tuyến tiền liệt cắt qua nội soi với sự cải thiện triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân bướu lành tuyến tiền liệt. Y học TP Hồ Chí Minh, tr. 56-61.
3. Lim KB (2017) Epidemiology of clinical benign prostatic hyperplasia. Asian J Urol 4(3): 148-151.
4. Braeckman J, Denis L (2017) Management of BPH then 2000 and now 2016 - From BPH to BPO. Asian J Urol 4(3): 138-147.
5. Herschorn S, Corcos J et al (2005) Canadian guidelines for the management of benign prostatic hyperplasia. Can J Urol 12: 2677-2683.
6. Kappor A (2012) Benign prostatic hyperplasia (BPH) management in the primary care setting. Can J Urol 19(1): 10-17.
7. Paul Toren, David Margel, Girish Kulkarni, Antonio Finelli, Alexandre Zlotta, and Neil Fleshner (2013) Effect of dutasteride on clinical progression of benign prostatic hyperplasia in asymptomatic men with enlarged prostate: A post hoc analysis of the REDUCE study. BMJ 346: 2109.
8. Kang D, Hu C, Fu Y, Wang D (2017) Combination of α-blocker and 5α-reductase inhibitor for treatment of benign prostatic hyperplasia. Clin Invest Med 40(5): 19.
9. Kaplan SA, McConnell JD, Roehrborn CG et al (2006) Combination therapy with doxazosin and finasteride for benign prostatic hyperplasia in patients with lower urinary tract symptoms and a baseline total prostate volume of 25ml or greater. J Urol 175: 217-220.
10. Gravas and Oelke, Gravas S, Oelke M (2010) Current status of 5alpha-reductase inhibitors in the management of lower urinary tract symptoms and BPH. World J Urol 28: 9-15.
11. McConnell JD, Roehrborn CG, Bautista OM et al (2003) The long-term effect of doxazosin, finasteride, and combination therapy on the clinical progression of benign prostatic hyperplasia. N Engl J Med 349: 2387-2398.
12. McConnell JD, Roehrborn CG, Oliver OM et al (2003) MTOPS Research Group. The long term effect of doxazosin, finasteride and combination therapy on the clinical progression of benign prostatic hyperplasia. N Engl J Med 349: 2385-2396.
13. Monda JM, Oesterling JE (1993) Medical treatment of benign prostatic hyperplasia: 5 alpha-reductase inhibitors and alpha-adrenergic antagonists. Mayo Clin Proc 68(7): 670-679.