Biến chứng phẫu thuật phaco phối hợp cắt bè trong điều trị glôcôm góc đóng cấp có kèm đục thể thủy tinh

  • Nguyễn Văn Cường Bệnh viện Quân y 103
  • Đỗ Tấn Bệnh viện Mắt Trung ương

Main Article Content

Keywords

Glôcôm góc đóng cấp, phaco phối hợp cắt bè, biến chứng

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá biến chứng của phẫu thuật phaco phối hợp cắt bè điều trị glôcôm góc đóng cấp kèm theo đục thể thủy tinh không đáp ứng với điều trị nội khoa. Đối tượng và phương pháp: 41 mắt thỏa mãn điều kiện được đưa vào nghiên cứu từ Bệnh viện Mắt Trung ương, Bệnh viện Mắt Hà Đông và Khoa Mắt, Bệnh viện Quân y 103 trong thời gian từ tháng 01/2018 đến tháng 11/2019. Nghiên cứu can thiệp theo dõi dọc theo thời gian, tất cả các bệnh nhân được điều trị bằng phẫu thuật phaco phối hợp cắt bè, thời gian theo dõi 1 năm. Kết quả: 41 mắt đều đạt kết quả khá tốt với tỷ lệ kiểm soát nhãn áp 100% sau 1 năm theo dõi. Tỷ lệ tai biến trong mổ thấp (3/41 - 7,31%) chủ yếu là xuất huyết tiền phòng. Tỷ lệ biến chứng sau mổ là 31,71% tuy nhiên thường nhẹ không để lại di chứng. Nhóm mắt glôcôm trên bệnh nhân nữ, lớn tuổi, cơn cấp kéo dài, tiền phòng nông có nguy cơ xảy ra biến chứng cao hơn nhóm còn lại (p<0,001). Biến chứng sau mổ làm giảm chất lượng kiểm soát nhãn áp sau mổ (p=0,02). Kết luận: Phẫu thuật phaco phối hợp cắt bè tương đối an toàn trong điều trị glôcôm góc đóng cấp kèm đục thể thủy tinh không đáp ứng với điều trị nội khoa.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Augustinus CJ, Zeyen T (2012) The effect of phacoemulsification and combined phaco/glaucoma procedures on the intraocular pressure in open-angle glaucoma. A review of the literature. Bull Soc Belge Ophtalmol 320: 51-66.
2. Chen DZ, Koh V, Sng C, Aquino MC, Chew P (2015) Complications and outcomes of primary phacotrabeculectomy with mitomycin C in a multi-ethnic asian population. PLoS One 10(3): 0118852. doi: 10.1371/journal.pone.0118852.
3. Kirwan JF, Lockwood AJ, Shah P, Macleod A, Broadway DC, King AJ, McNaught AI, Agrawal P (2013) Trabeculectomy Outcomes Group Audit Study Group. Trabeculectomy in the 21st century: A multicenter analysis. Ophthalmology 120(12): 2532-2539. doi: 10.1016/j.ophtha.2013.07.049.
4. Lochhead J, Casson RJ, Salmon JF (2003) Long term effect on intraocular pressure of phacotrabeculectomy compared to trabeculectomy. Br J Ophthalmol 87(7): 850-852.
5. Murthy SK, Damji KF, Pan Y, Hodge WG (2006) Trabeculectomy and phacotrabeculectomy, with mitomycin-C, show similar two-year target IOP outcomes. Can J Ophthalmol 41(1): 51-59. doi: 10.1016/S0008-4182(06)80067-0.
6. Tan YL, Tsou PF, Tan GS, Perera SA, Ho CL, Wong TT, Aung T (2011) Postoperative complications after glaucoma surgery for primary angle-closure glaucoma vs primary open-angle glaucoma. Arch Ophthalmol 129(8): 987-992. doi: 10.1001/ archophthalmol.2011.71.
7. The Advanced Glaucoma Intervention Study (AGIS) (2000) The relationship between control of intraocular pressure and visual field deterioration. The AGIS Investigators. Am J Ophthalmol 130(4): 429-440. doi: 10.1016/s0002-9394(00)00538-9.