Nghiên cứu vai trò của NT-proBNP huyết thanh trong chẩn đoán suy tim cấp sau phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành

  • Bùi Đức Thành Bệnh viện Quân y 175
  • Nguyễn Hồng Sơn Bệnh viện Quân y 175
  • Phạm Ngọc Hùng Học viện Quân y
  • Nguyễn Thị Quý Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh

Main Article Content

Keywords

NT-proBNP, suy tim cấp, phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu vai trò của NT-proBNP huyết thanh trong chẩn đoán suy tim cấp sau phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, cắt ngang, mô tả có phân tích trên 107 bệnh nhân phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành tại Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 10/2012 đến tháng 6/2014. Kết quả: 71% số bệnh nhân có điểm EuroScore > 5. Có 25 bệnh nhân suy tim cấp sau phẫu thuật. Điểm cắt được xác định dựa vào mức độ NT-proBNP có độ nhạy (92,3%) và độ đặc hiệu cao nhất (78,7%), chỉ số J (Youden Index) cao nhất (0,71) là ở ngày thứ nhất với ngưỡng 951,5pg/ml. Diện tích dưới đường cong AUC là 0,87. Kết luận: Nồng độ NT-proBNP huyết thanh có giá trị trong chẩn đoán suy tim cấp sau phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành ở ngày thứ nhất với ngưỡng cắt 951,5pg/ml.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Hội Tim mạch học Việt Nam (2015) Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị suy tim 2015.
2. Thạch N (2001) Phẫu thuật bắc cầu nối động mạch vành, áp dụng khuyến cáo của ACC/AHA nhằm giảm tỷ lệ tử vong, biến chứng và thời gian nằm viện. Một số vấn đề cập nhật trong chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch, 2001. Nhà xuất bản Y Học, tr. 94.
3. Cerrahoglu M et al (2007) N-terminal ProBNP levels can predict cardiac failure after cardiac surgery. Circulation Journal 71(1): 79-83.
4. Chakko S et al (1991) Clinical, radiographic, and hemodynamic correlations in chronic congestive heart failure: Conflicting results may lead to inappropriate care. The American journal of medicine 90(3): 353-359.
5. Dickstein K et al (2008) ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure 2008‡: The task force for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure 2008 of the European Society of Cardiology. Developed in collaboration with the heart failure association of the ESC (HFA) and endorsed by the european society of intensive care medicine (ESICM). European journal of heart failure 10(10): 933-989.
6. Holm J et al (2013) Preoperative NT-proBNP independently predicts outcome in patients with acute coronary syndrome undergoing CABG. Scandinavian Cardiovascular Journal 47(1): 28-35.
7. Holm J et al (2014) EuroSCORE II and N-terminal pro-B-type natriuretic peptide for risk evaluation: An observational longitudinal study in patients undergoing coronary artery bypass graft surgery. Br J Anaesth 113(1): 75-82.
8. Islamoglu F et al (2008) Diagnostic accuracy of N-terminal pro-brain natriuretic peptide in the evaluation of postoperative left ventricular diastolic dysfunction. Texas Heart Institute Journal 35(2): 111.
9. Jiang H et al (2018) Impact of underlying heart disease per se on the utility of preoperative NT-proBNP in adult cardiac surgery. PloS one 13(2): 0192503.
10. Jiang H et al (2019) NT-proBNP and postoperative heart failure in surgery for aortic stenosis. Open heart 6(1): 001063.
11. Krzych ŁJ et al (2011) Diagnostic accuracy of pre- operative NT-proBNP level in predicting short- term outcomes in coronary surgery: A pilot study. Kardiologia Polska (Polish Heart Journal) 69(11): 1121-1127.
12. Lehot J et al (1995) Ischémie myocardique et anesthésie. In Annales françaises d'anesthésie et de réanimation. Elsevier.
13. Roger VL et al (2011) Heart disease and stroke statistics 2011 update: A report from the American Heart Association. Circulation 123(4): 18-209.
14. Rozec B et al (2005) Evaluation of NT-proBNP in coronary artery bypass surgery: OFF-pump versus ON-pump: A-166. European Journal of Anaesthesiology (EJA) 22: 45-46.