Đánh giá hiệu quả thông mũi-hỗng tràng sau phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ dạ dày trong điều trị ung thư dạ dày

  • Đinh Văn Chiến Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An
  • Nguyễn Văn Hương Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An

Main Article Content

Keywords

Thông mũi - hỗng tràng, ung thư dạ dày

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả đặt thông mũi-hỗng tràng sau phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ dạ dày điều trị ung thư dạ dày. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu, các bệnh nhân sau phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ dạ dày từ tháng 01/2014 đến 05/2021 tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Kết quả: 126 bệnh nhân, tuổi trung bình 60,6 ± 11,1 tuổi. Tỷ lệ nam/nữ 2,8/1. 15,9% ung thư 1/3 trên dạ dày và 81,7% là 1/3 giữa. 70,6% ung thư biểu mô tuyến nhú và ống, 24,6% ung thư tế bào nhẫn. Bệnh nhân ung thư ở giai đoạn I, II, III lần lượt là 19,0%, 49,2%, 31,7%. Phẫu thuật nội soi hoàn toàn cắt toàn bộ dạ dày chiếm 73%. Không có biến chứng về miệng nối sau mổ. 34,1% bệnh nhân không đặt và 65,9% có đặt thông mũi-hỗng tràng. Thời gian đặt thông mũi-hỗng tràng trung bình 2,1 ± 2,2 ngày. Thời gian đặt thông mũi-hỗng tràng có liên quan tới mức độ đau, biến chứng sau mổ, thời gian trung tiện, phục hồi vận động và nằm viện sau mổ (p<0,05). Kết luận: Thông mũi-hỗng tràng sau phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ dạ dày làm tăng mức độ đau, tỷ lệ biến chứng, thời gian phục hồi nhu động ruột và thời gian nằm viện sau mổ.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bray F, Ferlay J, Soerjomataram I, Siegel RL, Torre LA, Jemal A (2018) Global cancer statistics 2018: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA Cancer J Clin 68: 394-424.
2. Japanese Gastric Cancer Association (2011) Japanese classification of gastric carcinoma - 3rd english edition. Gastric Cancer 14: 101-112.
3. Huong NV, Chien DV, Quyet HV, Duyet PV, Thuong PV, Ai DQ (2020) Results of laparoscopic total gastrectomy and D2 lymph node dissection with the left-site surgeon and final resection and closure of the duodenal stump in gastric cancer treatmen. Surg. Gastroenterol. Oncol 25(4): 199-205.
4. Doglietto GB, V Papa, AP Tortorellt, M Bossola, M Cavino, F Pacelli (2004) Nasojejunal tube placement after total gastrectomy: A multicenter prospective randomized trial. Arch Surg 139: 1309-1313.
5. Kimura Y, Yano H, Iwazawa T, Fujita J, Fujita S, Yamamoto K, Yasuda T (2017) One-day nasogastric tube decompression after distal gastrectomy: A prospective randomized study. Surg Today 377: 589-851.
6. Pacell F, Rosa F, Marrelli D, Morgagni P, Framarini M, Cristadoro L, Pedrazzani C, Casadel R, Cozzaglio L, Covino M, Donini A, Roviello F, Manzoni G, Doglietto GB (2013) Naso-gastric or naso-jejunal decompression after partial distal gastrectomy for gastric cancer. Final results of a multicenter prospective randomized trial. Gastric Cancer 319: 19-22.
7. Wang D, Li T, Yu J, Hu Y, Liu H, Li G (2014) Is nasogastric or nasojejunal decompression necessary following gastrectomy for gastric cancer? A systematic review and meta-analysis of randomised controlled trials. J Gastrointest Surg 19: 195-204.
8. Yang Z, Zheng Q, Wang Z (2008) Meta-analysis of the need for nasogastric or nasojejunal decompression after gastrectomy for gastric cancer. British Journal of Surgery 95: 809-816.
9. Wei ZW, Li JL, Li ZS, Hao YT, He YL, Chen W, Zhang CH (2014) Systematic review of nasogastric or nasojejunal decompression after gastrectomy for gastric cancer. EJSO 40: 1763-1770.