Biến chứng phẫu thuật phaco phối hợp tách dính góc tiền phòng điều trị glôcôm góc đóng cấp có kèm đục thể thủy tinh

  • Đỗ Tấn Bệnh viện Mắt Trung ương
  • Nguyễn Văn Cường Bệnh viện Quân y 103

Main Article Content

Keywords

Glôcôm góc đóng cấp, phaco phối hợp cắt bè, biến chứng

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá biến chứng của phẫu thuật phaco phối hợp tách dính góc tiền phòng điều trị glôcôm góc đóng cấp kèm theo đục thể thủy tinh không đáp ứng với điều trị nội khoa. Đối tượng và phương pháp: 45 mắt thỏa mãn điều kiện được đưa vào nghiên cứu từ Bệnh viện Mắt Trung ương, Bệnh viện Mắt Hà Đông và Khoa Mắt, Bệnh viện Quân y 103 trong thời gian từ tháng 01/2018 đến tháng 11/2019. Nghiên cứu can thiệp theo dõi dọc theo thời gian, tất cả các bệnh nhân được điều trị bằng phẫu thuật phaco phối hợp cắt bè, thời gian theo dõi 1 năm. Kết quả: 45 mắt đều đạt kết quả khá tốt với tỷ lệ kiểm soát nhãn áp 100% sau 1 năm theo dõi. Tỷ lệ tai biến trong mổ thấp (5/45 - 11,11%) duy nhất xuất huyết tiền phòng. Tỷ lệ biến chứng sau mổ là 12/45 mắt (chiếm 26,67%) tuy nhiên thường nhẹ không để lại di chứng. Tỷ lệ viêm màng bồ đào trước xảy ra nhiều hơn trên nhóm có nhãn áp tăng cao trên 40mmHg (p<0,001, test Chi-square). Phù giác mạc xảy ra nhiều hơn trên nhóm độ sâu tiền phòng thấp hơn (p=0,02, test Chi-square), thời gian tiến triển bệnh dài (p=0,04, test Chi-square). Giãn đồng tử cũng xảy ra không hồi phục nhiều hơn trên nhóm bệnh nhân có tăng nhãn áp trên 40mmHg (p<0,001, test Chi-square). Kết luận: Phẫu thuật phaco phối hợp tách dính góc tiền phòng tương đối an toàn trong điều trị glôcôm góc đóng cấp kèm đục thể thủy tinh không đáp ứng với điều trị nội khoa.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Augustinus C et al (2012) The effect of phacoemulsification and combined phaco/ glaucoma procedures on the intraocular pressure in closure-angle glaucoma. A review of the literature. Bull Soc Belge Ophtalmol 320(6): 51-66.
2. Husain R et al (2019) Efficacy of phacoemulsification alone vs phacoemulsification with goniosynechialysis in patients with primary angle-closure disease: A randomized clinical trial. JAMA Ophthalmol 137(10): 1107-1113.
3. Kameda T et al (2013) Long-term efficacy of goniosynechialysis combined with phacoemulsification for primary angle closure. Graefe's Archive for Clinical and Experimental Ophthalmology 251(3): 825-830.
4. Nguyen N et al (2011) A high prevalence of occludable angles in a Vietnamese population. Ophthalmology. Opthalmology 103(9): 1426-1431.
5. Nongpiur ME, Ku JY, Aung T (2011) Angle closure glaucoma: A mechanistic review. Curr Opin Ophthalmol 22: 96-101.
6. Tanihara H et al (1992) Surgical results and complications of goniosynechialysis. Graefe's archive for clinical and experimental ophthalmology 230(4): 309-313.
7. Wang N et al (2019) Phacoemulsification with or without goniosynechialysis for angle-closure glaucoma: A global Meta-analysis based on randomized controlled trials. Int J Ophthalmol 12(5): 826-833.
8. Wang N, Ouyang J, Zhou W, Lai M, Ye T, et al (2000) Multiple patterns of angle closure mechanisms in primary angle closure glaucoma in Chinese. Zhonghua Yan Ke Za Zhi 36: 46-51.