Đánh giá biến chứng của phẫu thuật đặt lại xương sọ: Tỷ lệ và các yếu tố liên quan
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá các biến chứng của phẫu thuật đặt lại bản sọ sau các phẫu thuật mở sọ giải áp và xác định mối liên quan với một số yếu tố nguy cơ. Đối tượng và phương pháp: Hồi cứu 202 bệnh nhân được phẫu thuật đặt lại bản sọ sau phẫu thuật mở sọ giải áp do các nguyên nhân khác nhau tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, từ tháng 8 năm 2018 đến tháng 1 năm 2021. Tất cả các bệnh nhân đều được theo dõi ít nhất 6 tháng sau phẫu thuật. Các biến chứng chính được thống kê và đánh giá trong mối liên quan với một số yếu tố nguy cơ: Nguyên nhân mở sọ giải áp, các bệnh kèm theo (tăng huyết áp, tiểu đường, dùng thuốc chống đông), vị trí khuyết xương, thời điểm tiến hành phẫu thuật đặt lại bản sọ… Các thuật toán được sử dụng để phân tích bao gồm Student’s t-test, Chi-square tests và Fisher’s exact tests. Khoảng tin cậy được tính là 95%. Kết quả: Tỷ lệ biến chứng chung sau phẫu thuật là 23,26%. Các biến chứng thường gặp: Nhiễm trùng (6,44%), tiêu sập mảnh ghép (6,44%), động kinh (6,44%), chảy máu (3,46%). Thời gian đặt lại bản sọ sớm (trong vòng 3 tháng sau phẫu thuật giải áp) và sự rối loạn lưu thông dịch tủy là những yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ biến chứng (p<0,05). Một số yếu tố liên quan: Thời điểm đặt lại bản sọ sớm (< 3 tháng) liên quan đến tình trạng nhiễm trùng và tiêu sập mảnh ghép với giá trị p<0,05, thời điểm đặt lại bản sọ muộn có mối liên quan đến tình trạng động kinh (p=0,007). Sự rối loạn lưu thông dịch tủy có liên quan đến tình trạng động kinh và tiêu sập mảnh ghép (p<0,05). Kết luận: Mặc dù phẫu thuật tạo hình hộp sọ là một phẫu thuật đơn giản, nhưng nó thường có tỷ lệ biến chứng tương đối cao. Kiểm soát các yếu tố nguy cơ của bệnh nhân và nhận biết sớm các biến chứng có thể giúp các bác sĩ tránh được các biến chứng.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Zanaty M, Chalouhi N, Starke R, Clark S, Bovenzi C, Saigh M, Schwartz E (2015) Complications following cranioplasty: Incidence and predictors in 348 cases. J Neurosurg March 13.
3. Lee L, Ker J, Quah BL, Chou N, Choy D, Yeo TT (2013) A retrospective analysis and review of an institution’s experience with the complications of cranioplasty. Br J Neurosurg 27: 629-635.
4. Wachter D, Reineke K, Behm T, Rohde V (2013) Cranioplasty after decompressive hemicraniectomy: Underestimated surgery-associated complications? Clin Neurol Neurosurg 115: 1293-1297.
5. Basheer N, Gupta D, Mahapatra AK, Gurjar H (2010) Cranioplasty following decompressive craniectomy in traumatic brain injury: Experience at level-I. Indian J Neurotrauma 7: 140-144.
6. Sobani ZA, Shamim MS, Zafar SN, Qadeer M, Bilal N, Murtaza SG et al (2011) Cranioplasty after decompressive craniectomy: An institutional audit and analysis of factors related to complications. Surg Neurol Int 2: 123.
7. Saraj S, Rakesh S, Kapil J, Bipin W (2019) Cranioplasty following decompressive craniectomy - Analysis of complication rates and neurological outcomes: A single center study. Surgical Neurology International 10(142).
8. Walcott BP, Kwon CS, Sheth SA, Fehnel CR, Koffie RM, Asaad WF et al (2013) Predictors of cranioplasty complications in stroke and trauma patients. J Neurosurg 118: 757-762.
9. Cheng YK, Weng HH, Yang JT, Lee M, Wang T, Chang C (2008) Factors affecting graft infection after cranioplasty. J Clin Neurosci 15: 1115-1119.
10. Taco Goedemans, Dagmar Verbaan, Maarten Bot, Jantien Hoogmoed et al (2020) Complications in cranioplasty after decompressive craniectomy: Timing of the intervention. Journal of Neurology 267: 1312-1320.
11. Fu-Yuan Shiha, Chia-Cheng Lina, Hung-Chen Wanga, Jih-Tsun Hoa, Chih-Hsiang Linb, Yan-Ting Lub, Wu-Fu Chena, Meng-Han Tsaib (2019) Risk factors for seizures after cranioplasty. Seizure: European Journal of Epilepsy 66: 15-21.
12. Nasi D, Dobran M (2020) Can early cranioplasty reduce the incidence of hydrocephalus after decompressive craniectomy? A meta-analysis. Surgical Neurology International 11: 94.
13. Young-Mook Kim, Taejoon Park, Sang-Pyung Lee, Jin-wook Baek, Kyoung-Soo Ryou, Seong-Hwan Kim (2020) Optimal timing and complications of cranioplasty: A single-center retrospective review of 109 cases. J Neurointensive Care 3(2): 48-57.
14. Tor Brommeland, Nicolay Rydning, Are Hugo Pripp and Eirik Helseth (2015) Cranioplasty complications and risk factors associated with bone flap resorption. Scandinavian Journal of Trauma, Resuscitation and Emergency Medicine 23: 75.
15. Schuss P, Vatter H, Oszvald A, Marquardt G, Imöhl L, Seifert V et al (2013) Bone flap resorption: Risk factors for the development of a long-term complication following cranioplasty after decompressive craniectomy. J Neurotrauma 30: 91-95.