Kết quả bước đầu điều trị phình động mạch chủ bụng đoạn dưới thận chưa vỡ bằng phương pháp can thiệp đặt stentgraft
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả ngắn hạn trong điều trị phình động mạch chủ bụng đoạn dưới thận chưa vỡ bằng phương pháp can thiệp đặt stent graft tại trung tâm chúng tôi sau 3 năm triển khai đi vào thường quy. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện trên 35 bệnh nhân được chẩn đoán phình động mạch chủ bụng đoạn dưới thận chưa vỡ được điều trị bằng phương pháp can thiệp đặt stent graft tại Viện Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 3 năm 2021. Nghiên cứu mô tả cắt ngang 20 trường hợp hồi cứu, 15 trường hợp tiến cứu, theo dõi trong 3 tháng. Kết quả: Nghiên cứu có 6 bệnh nhân nữ, 29 bệnh nhân nam, tuổi trung bình là 70,1. Phình hình thoi chiếm 88,6%, phình hình túi chiếm 8,6% và một trường hợp phình bóc tách chiếm 2,9%. Đường kính của phình mạch trung bình là 62,94 ± 14,11mm. Khoảng cách từ động mạch thận tới cổ phình mạch trung bình là 29,79 ± 11,18mm. Đường kính cổ trung tâm trung bình là 20,35 ± 3,38mm trong đó đường kính lớn nhất là 28,9mm. Đường kính trung bình động mạch chậu chung trái là 17,27mm, động mạch chậu chung phải là 18,1mm. Góc phình động mạch chủ bụng đoạn dưới thận trung bình là 43,3 ± 22,83 độ, góc lớn nhất là 103,8 độ. Phình động mạch chậu kèm theo có 21 trường hợp. Thời gian can thiệp trung bình 148,74 phút, thành công về mặt kỹ thuật đạt 94,3%. Biến cố trong 30 ngày điều trị gặp 4 trường hợp chiếm 11,4%. Về rò mạch sau đặt stent, ngay khi sau khi đặt stent có 2 trường hợp rò mạch loại I, 5 trường hợp rò mạch loại IV, theo dõi trong 3 tháng có một trường hợp rò mạch loại I kèm di chuyển stent cần can thiệp thì hai, 4 trường hợp tắc mạch chi. Kết luận: Kết quả điều trị phình động mạch chủ bụng đoạn dưới thận chưa vỡ bằng phương pháp can thiệp đặt stent graft cho kết quả ban đầu khả quan với tỷ lệ thành công cao, không có trường hợp tử vong, tỷ lệ biến chứng thấp, tuy nhiên cần có những đánh giá dài hạn hơn để khẳng định kết quả điều trị tổng thể.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Mussa FF (2015) Screening for abdominal aortic aneurysm. J Vasc Surg 62(3): 774-778.
3. McPhee JT, Hill JS, and Eslami MH (2007) The impact of gender on presentation, therapy, and mortality of abdominal aortic aneurysm in the United States, 2001-2004. J Vasc Surg 45(5): 891-899.
4. Wanhainen A et al (2019) Editor's choice - european society for vascular surgery (ESVS) 2019 clinical practice guidelines on the management of abdominal aorto-iliac artery aneurysms. Eur J Vasc Endovasc Surg 57(1): 8-93.
5. Chaikof EL et al (2018) The Society for Vascular Surgery practice guidelines on the care of patients with an abdominal aortic aneurysm. J Vasc Surg 67(1): 2-77.
6. Kay-Hyun Park CL, Jae Hang Lee and Jae Suk Yoo (2011) Suitability of endovascular repair with current stent grafts for abdominal aortic aneurysm in korean patients. J Korean Med Sci 26: 1047-1051.
7. Zoethout AC et al (2018) Two-year outcomes of the nellix endovascular aneurysm sealing system for treatment of abdominal aortic aneurysms. J Endovasc Ther 25(3): 270-281.
8. Stark M et al (2014) An analysis of variables affecting aortic neck length with implications for fenestrated endovascular repair of abdominal aortic aneurysm. Ann Vasc Surg 28(4): 808-815.
9. Criado, G.R.U.J.E (2009) Aortic aneurysms pathogenesis and treatment aortic aneurysms. 2009, New York: Humana Press. 381.
10. Rancic Z, F.P., Pfammatter T, Banzich. Klein I, Kyriakidis K, Mayer D, Lachat M (2012) The use of Endurant stent-graft for abdominal aortic aneurysm: The story about extension of Instruction for Use with persistent good results of stent-graft latest generation. The Journal of cardiovascular surgery 2012: 579-594.
11. Midy D et al (2020) Five year results of the french EPI-ANA-01 registry of anaconda (TM) endografts in the treatment of infrarenal abdominal aortic aneurysms. Eur J Vasc Endovasc Surg 60(1): 16-25.
12. Nút L.V. (2017) Đánh giá kết quả can thiệp nội mạch điều trị phình động mạch chủ bụng tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Tạp chí Y Học Việt Nam, 450(2), tr. 71-75.
13. Stokmans RA et al (2012) Early results from the ENGAGE registry: Real-world performance of the Endurant Stent Graft for endovascular AAA repair in 1262 patients. Eur J Vasc Endovasc Surg 44(4): 369-375.
14. Baderkhan H et al (2020) Editor's choice - detection of late complications after endovascular abdominal aortic aneurysm repair and implications for follow up based on retrospective assessment of a two centre cohort. Eur J Vasc Endovasc Surg 60(2): 171-179.
15. Teijink, J.A.W., et al (2019) Editor's choice - five year outcomes of the endurant stent graft for endovascular abdominal aortic aneurysm repair in the engage registry. Eur J Vasc Endovasc Surg 58(2): 175-181.
16. Powell JT et al (2017) Meta-analysis of individual-patient data from EVAR-1, DREAM, OVER and ACE trials comparing outcomes of endovascular or open repair for abdominal aortic aneurysm over 5 years. Br J Surg 104(3): 166-178.
17. Faure EM et al (2015) Predictive factors for limb occlusions after endovascular aneurysm repair. J Vasc Surg 61(5): 1138-1145.