Kết quả gây tắc động mạch phế quản sau khi chụp mạch MDCT ở bệnh nhân ho ra máu

  • Lê Hữu Ý Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Đình Tiến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Xuân Dũng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Văn Sơn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Văn Đại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thanh Tùng Bệnh viện Quân y 103

Main Article Content

Keywords

Ho ra máu, gây tắc động mạch phế quản, chụp mạch MDCT

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả gây tắc động mạch phế quản sau khi chụp mạch đa dãy (MDCT) ở bệnh nhân ho ra máu.         Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu trên 40 bệnh nhân ho ra máu tại Khoa Cấp cứu và Khoa Lao hô hấp, Bệnh viện Phổi Trung ương từ tháng 2/2020 đến tháng 2/2021. Bệnh nhân được chia làm 3 nhóm dựa vào nguyên nhân ho ra máu: Lao phổi (nhóm 1, n = 18), giãn phế quản (nhóm 2, n = 15) và u nấm Aspergillus (nhóm 3, n = 7). Các bệnh nhân được chụp mạch MDCT trước khi tiến hành gây tắc động mạch phế quản, sau kỹ thuật được theo dõi dọc để đánh giá hiệu quả điều trị.      Kết quả: Độ tuổi phổ biến nhất là từ 30 - 45 tuổi ở nhóm 1, trên 60 tuổi ở nhóm 2 và nhóm 3. Ho ra máu mức độ trung bình và nặng chiếm ưu thế, lần lượt là 42,5% và 37,5%. Kết quả gây tắc động mạch phế quản: Thành công lâm sàng tức thì đạt 97,5%, ho ra máu tái phát trong 3 tháng đầu thấp (2,6%), tỷ lệ tái phát chung là 12,8% với thời gian theo dõi trung bình là 6,1 ± 1,2 tháng.        Kết luận: Kỹ thuật gây tắc động mạch phế quản sau khi chụp mạch MDCT đạt hiệu quả cao.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Remy J, Voisin C, Dupuis C et al (1974) Treatment of hemoptysis by embolization of the systemic circulation. Ann Radiol (Paris) 17(1): 5-16.
2. Yoon YC, Lee KS, Jeong YJ et al (2005) Hemoptysis: Bronchial and nonbronchial systemic arteries at 16-detector row CT. Radiology 234(1): 292-298.
3. Panda A, Bhalla AS and Goyal A (2017) Bronchial artery embolization in hemoptysis: A systematic review. Diagn Interv Radiol 23(4): 307-317.
4. Bộ Y tế (2013) Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật Chẩn đoán hình ảnh và điện quang can thiệp, tr. 859-862.
5. Hà Thị Tuyết Trinh (2013) So sánh một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ho ra máu do lao phổi mới và lao phổi đã điều trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương. Tạp chí Y học thực hành, 10, tr. 78-80.
6. Ngô Thanh Bình và Phạm Văn Đồng (2012) Kỹ thuật thuyên tắc động mạch phế quản trong điều trị ho ra máu nặng. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 4, tr. 187-196.
7. Tạ Bá Thắng, Đỗ Quyết, Đồng Khắc Hưng và CS. (2007) Gây tắc động mạch phế quản điều trị ho ra máu ở một số bệnh phổi phế quản tại Khoa Lao và bệnh phổi Bệnh viện 103. Tạp chí Y dược học Quân sự, 1, tr. 109-115.
8. Ngô Đình Trung Đồng Khắc Hưng, Đỗ Quyết và cộng sự (2008) Kết quả gần điều trị ho ra máu bằng gây tắc động mạch phế quản. Tạp chí Y dược học Quân sự, 33, tr. 10-15.
9. Bhalla A, Kandasamy D, Veedu P et al (2015) A retrospective analysis of 334 cases of hemoptysis treated by bronchial artery embolization. Oman Med J 30(2): 119-128.
10. Tạ Bá Thắng, Lê Tuấn Anh và Phạm Văn Thìn (2008) Nguyên nhân và đặc điểm lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính, nội soi phế quản ở bệnh nhân ho ra máu sau lao phổi. Tạp chí Y học thực hành, 5, tr. 101-103.
11. Sopko DR and Smith TP (2011) Bronchial artery embolization for hemoptysis. Semin Intervent Radiol 28(1): 48-62.
12. Li PJ, Yu H, Wang Y et al (2019) Multidetector computed tomography angiography prior to bronchial artery embolization helps detect culprit ectopic bronchial arteries and non-bronchial systemic arteries originating from subclavian and internal mammary arteries and improve hemoptysis-free early survival rate in patients with hemoptysis. Eur Radiol 29(4): 1950-1958.
13. Dư Đức Thiện (2001) Nghiên cứu hình thái động mạch phế quản trong một số bệnh phổi mạn tính và khả năng gây tắc mạch điều trị ho ra máu. Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.