Đặc điểm biến thiên nhịp tim và liên quan tới rung nhĩ sau phẫu thuật cầu nối chủ vành

  • Ngọ Văn Thanh Bệnh viện Tim Hà Nội
  • Phạm Trường Sơn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Quang Tuấn Bệnh viện Bạch Mai

Main Article Content

Keywords

Rung nhĩ, biến thiên nhịp tim, phẫu thuật cầu nối chủ vành

Tóm tắt

Rung nhĩ mới khởi phát là rối loạn nhịp hay gặp sau phẫu thuật cầu nối chủ vành. Vẫn chưa rõ yếu tố nào có sự tác động đáng kể đến sự xuất hiện rung nhĩ sau phẫu thuật. Các nghiên cứu cho kết quả khác nhau về sự liên quan giữa giảm biến thiên nhịp tim với rung nhĩ sau phẫu thuật. Mục tiêu: Đánh giá các yếu tố dự báo nguy cơ rung nhĩ sau phẫu thuật cầu nối chủ vành. Đối tượng và phương pháp: Tiến cứu mô tả theo dõi dọc 119 bệnh nhân phẫu thuật cầu nối chủ vành có nhịp xoang tại Bệnh viện Tim Hà Nội từ 6/2016 đến 8/2018. Đánh giá biến thiên nhịp tim và rung nhĩ bằng holter điện tim 24 giờ tại thời điểm 2 ngày trước phẫu thuật và sau phẫu thuật tại các thời điểm 7 ngày, 3 tháng và 6 tháng. Kết quả: Tỷ lệ giảm biến thiên nhịp tim trước phẫu thuật là 28,6% (34/119), sau phẫu thuật lần lượt là 51,8% sau 7 ngày (57/110), 19,6% sau 3 tháng (20/102) và 12,7% sau 6 tháng (13/102). Tỷ lệ rung nhĩ sau phẫu thuật là 13,7% (16/117) sau 7 ngày, 13,8% (16/116) sau 3 tháng và 17,2% (20/116) sau 6 tháng. Giảm biến thiên nhịp tim trước phẫu thuật có nguy cơ xuất hiện rung nhĩ sau phẫu thuật gấp 3,04 - 4,3 lần (p<0,05). Phân tích hồi quy logistic đa biến các yếu tố dự báo rung nhĩ sau phẫu thuật: Đái tháo đường týp 2 (RR = 0,16, 95%CI: 0,03 - 0,76, p<0,05), giảm biến thiên nhịp tim trước phẫu thuật (RR = 3,02, 95%CI: 1,01 - 8,96, p<0,05). Kết luận: Giảm biến thiên nhịp tim trước phẫu thuật là một yếu tố nguy cơ độc lập với sự xuất hiện rung nhĩ sau phẫu thuật cầu nối chủ vành.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Hindricks G, Potpara T, Dagres N et al (2020) Guidelines for the diagnosis and management of atrial fibrillation developed in collaboration with the European Association for Cardio-Thoracic Surgery (EACTS). Eur Heart J 42(5):373-498.
2. Crawford MH, Bernstein SJ, Deedwania PC et al (1999) ACC/AHA Guidelines for Ambulatory Electrocardiography. A report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines (Committee to Revise the Guidelines for Ambulatory Electrocardiography). Developed in collaboration with the North American Society for Pacing and Electrophysiology. J Am Coll Cardiol 34(3): 912-948.
3. Tatsuishi W, Adachi H, Murata M et al (2015) Postoperative hyperglycemia and atrial fibrillation after coronary artery bypass graft surgery. Circ J 79(1): 112-118.
4. Kertai MD, Li YJ, Ji Y et al (2015) Genome-wide association study of new-onset atrial fibrillation after coronary artery bypass grafting surgery. Am Heart J 170 (3): 580-590.
5. Takeshi Kinoshita, Tohru Asai, Takako Ishigaki et al (2011) Preoperative heart rate variability predicts atrialfibrillation after coronary bypass grafting. Ann Thorac Surg 91: 1176-1182.
6. Lombardi F, Colombo A, Basilico B et al (2001) Heart rate variability and early recurrence of atrial fibrillation after electrical cardioversion. J Am Coll Cardiol 37(1): 157-162.
7. Schulman S, Cybulsky I and Delaney J (2015) Anticoagulation for stroke prevention in new atrial fibrillation after coronary artery bypass graft surgery. Thromb Res 135(5): 841-845.