Đánh giá kết quả điều trị bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ mạn tính bằng sóng xung kích
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ mạn tính bằng sóng xung kích. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang có đối chiếu và so sánh, theo dõi trong 6 tháng trên 50 bệnh nhân có bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ mạn tính có đau thắt ngực dai dẳng theo tiêu chuẩn ESC 2013 điều trị nội trú tại Khoa Nội Tim mạch - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 1/2017 đến tháng 1/2020. Được điều trị bằng sóng xung kích với phác đồ: Phát xung vào vùng cần điều trị với liều 100 xung/điểm với mức năng lượng 0,09mJ/mm2, từ 3 - 6 điểm/mỗi lần bắn. Quy trình điều trị được nhắc lại 3 lần/tuần vào tuần đầu tiên của mỗi tháng tai tuần thứ 1, tuần thứ 5 và tuần thứ 9. Theo dõi đau ngực, khả năng gắng sức, tình trạng khó thở, siêu âm tim, xạ hình tưới máu cơ tim sau 6 tháng điều trị. Kết quả: Các triệu chứng đau ngực cải thiện rõ rệt (số lần cơn đau ngực 5,87 ± 2,7 xuống 0,28 ± 0,45 lần, số lượng nitrat sử dụng/tuần từ 6,3 ± 3,5 xuống 0,3 ± 0,5 viên/tuần). Test đi bộ 6 phút đều cải thiện (278,1 ± 71m so với 390,5 ± 42,3m), thang điểm Borg từ 4,64 ± 1,44 xuống 1,82 ± 1,0. Tỷ lệ phân loại mức độ đau ngực giảm đáng kể có ý nghĩa CCS 3 (66% xuống 4%), CCS 4 (6% xuống 0%). Ở nhóm có suy tim độ NYHA cải thiện có ý nghĩa (NYHA III từ 40,7% xuống 11,1%, NYHA II từ 51,9% xuống 33,3%). Pro-BNP giảm (994,99 ± 1708,9 xuống với 429,0 ± 453,9pg/ml). Phân suất tống máu EF Simpson’s sau điều trị (50,5 ± 10,33%) cao hơn trước điều trị (43,3 ± 11,99%). WMSI sau điều trị (1,24 ± 0,12) giảm so với trước điều trị (1,49 ± 0,22). GLS cải thiện từ -9,79 ± 2,68 lên -12,7 ± 2,42. Số vùng giảm vận động từ 98% xuống 80% với p<0,05. Điểm trung bình của SSS (15,78 ± 9,25 so với 11,54 ± 7,7), SRS (11,0 ± 8,45 so với 8,39 ± 6,77), SDS (4,78 ± 2,83 so với 3,02 ± 1,83), cải thiện hơn nhiều so với trước điều trị với p<0,05. Mức độ khuyết xạ nặng và diện khuyết xạ rộng giảm có ý nghĩa sau điều trị lần lượt là 52% xuống 12% và 58% xuống 28% với p<0,001. Không thấy có tác dụng tăng men tim và các rối loạn nhịp phức tạp trong thời gian nghiên cứu. Kết luận: Điều trị thiếu máu cơ tim cục bộ mạn tính có đau thắt ngực dai dẳng bằng sóng xung kích có hiệu quả rõ rệt và độ an toàn cao.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Conrado I (2019) Shock wave therapy improves myocardial blood flow reserve in patients with refractory angina: Evaluation by real-time myocardial perfusion echocardiography. J Am Soc Echocar 32: 1075-1085.
3. Alunni G, Barbero U, Vairo A, D'Amico S, Pianelli M, Zema D, Bongiovanni F, Gaita F (2017) The beneficial effect of extracorporeal shockwave myocardial revascularization: Two years of follow-up. Cardiovascular Revascularization Medicine 18: 572-576.
4. Čelutkienė J et al (2019) The effect of cardiac shock wave therapy on myocardial function and perfusion in the randomized, triple-blind, sham-procedure controlled study. Cardiovasc Ultrasound 17(1): 13.
5. Lother Faber, Pliver Lindner (2014) Echo-guied extracorporeal shock wave therapy for refractory angina improves region myocardial blood flow and longgitudinal segmental left ventricular function. ESC Congress 2014, Barcelona, Spain.
6. Medispec (2006) Operating Manual CS2X400. Germantown, Maryland, USA.
7. Prasad M et al (2015) Extracorporeal shockwave myocardial therapy is efficacious in improving symptoms in patients with refractory angina pectoris - a multicenter study. Coronary Artery Disease 26(3): 194-200.
8. Nirala S, Wang Y, Peng YZ, Yang P, Guo T (2016) Cardiac shock wave therapy shows better outcomes in the coronary artery disease patients in a long term. Eur Rev Med Pharmacol Sci 20(2): 330-338.
9. Takakuwa Y, Sarai M, Ozaki Y (2017) Extracorporeal shock wave therapy for coronary artery disease: Relationship of symptom amelioration and ischemia improvement. Asia Ocean J Nucl Med Biol 6(1): 1-9.
10. Vainer J, Habets J, Schalla M, Lousberg A (2016) Cardiac shockwave therapy in patients with chronic refractory angina pectoris. Neth Heart J 24.
11. Wang Yu Peng Yunzhu, Yang Ping, Cai Hong Yan, Tao Siming (2014) Extracorporeal cardiac shock wave therapy (CSWT) for treatment of coronary artery disease in China. Glosal Jounals Inc 14(4): 21.