Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ mạn tính có chỉ định điều trị bằng sóng xung kích

  • Lê Duy Thành Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Thái Giang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Nguyên Sơn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Điện Biên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ mạn tính, liệu pháp sóng xung kích tim

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ mạn tính có chỉ định điều trị bằng sóng xung kích. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 50 bệnh nhân có bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ mạn tính có chỉ định điều trị bằng sóng xung kích được điều trị nội trú tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 1/2017 đến tháng 1/2020. Tất cả bệnh nhân được khám lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng, tìm hiểu các yếu tố nguy cơ. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu 71,32 ± 10,5 năm; nam (78%). Các yếu tố nguy cơ chính tuổi cao (tuổi ≥ 65) 84%, rối loạn lipid máu 96%, tăng huyết áp 100%, tỷ lệ hút thuốc lá 70%, và đái tháo đường 38%. Tỷ lệ phân độ đau ngực lần lượt CCS 2 (28%); CCS 3 (66%); CCS 4 (6%). Tỷ lệ suy tim (64%), trong đó NYHA II chiếm tỷ lệ cao nhất (51,9%). Số lượng bệnh nhân không can thiêp là (30%), có PCI (56%), có CABG (12%). Phân số tống máu trung bình EF 55,7 ± 16,2% (EF theo Simpson’s 43,3 ± 12%), điểm vận động thành (WMSI) 1,49 ± 0,22. Sức căng chiều dọc trung bình (GLS) -9,8 ± 2,68. Tỷ lệ giảm vận động thành thất chiếm 98%. Tổn thương nhiều nhánh ĐMV (96%). Mức độ hẹp nặng nhiều động mạch vành (58%). Tỷ lệ khuyết xạ kết hợp (100%), khuyết xạ mức độ nặng (52%) và khuyết xạ diện rộng (58%). Kết luận: Bệnh nhân thiếu máu cơ tim cục bộ mạn tính có chỉ định điều trị bằng sóng xung kích thường lớn tuổi, có nhiều yếu tố nguy cơ, tổn thương động mạch vành nhiều và phức tạp, mức độ khuyết xạ nặng và rộng.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Phạm Mạnh Hùng (2019) Lâm sàng tim mạch học. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Crichley J, Capewell S (2004) Smoking cessation for the secondary prevention of coronary heart disease. Cochrane Database Syst. Rev.
3. Bourassa MG (2002) Effect of prior revascularization on outcome following percutaneous coronary intervention; NHLBI Dynamic Registry. Eur Heart J 23(19): 1546-1555.
4. Knuti J, Wijns W (2019) ESC Guidelines for the diagnosis and management of chronic coronary syndromes The Task Force for the diagnosis and management of chronic coronary syndromes of the European Society of Cardiology. Eur Heart J 41(3): 407-477.
5. Prasad M, Wan Ahmad WA, Sukmawan R, Magsombol EB, Cassar A, Vinshtok Y, Ismail MD, Mahmood Zuhdi AS, Locnen SA, Jimenez R, Callleja H, Lerman A (2015) Extracorporeal shockwave myocardial therapy is efficacious in improving symptoms in patients with refractory angina pectoris - a multicenter study. Coronary Artery Disease 26(3): 194-200.
6. Montalescot G, Sechtem U (2013) ESC Guidelines on the management of stable coronary artery disease. Eur. H. Journal 34: 2949-3003.
7. Nielson C, Lange T, Hadjokas N (2006) Blood glucose and coronary artery disease in nondiabetic patients. Diabetes Care 29(5): 998-1001.
8. Shkolnik E, Burneikaitė G, Jakutis G, Scherbak M, Zuozienė G, Petrauskienė B (2018) A randomized, triple-blind trial of cardiac shock-wave therapy on exercise tolerance and symptoms in patients with stable angina pectoris. Coron Artery Dis Coronary Artery Disease 29(7): 579-586.
9. Takakuwa Y, Sarai M, Nagahara Y (2017) Extracorporeal shock wave therapy for coronary artery disease: Relationship of symptom amelioration and ischemia improvement. Asia Ocean J Nucl Med Biol 6(1): 1-9.
10. Vainer J, Habets J, Waltenberger J (2010) Cardiac shockwave therapy in patients with end-stage coronary artery disease and chronic refractory angina pectoris - mild term results. Eur. Heart J 31(1): 198.