Bước đầu khảo sát giá trị của hệ số khuếch tán biểu kiến đo bằng phương pháp R.O.I vùng và R.O.I toàn bộ u trong phân biệt tổn thương trung thất trước lành và ác tính

  • Trần Thị Mai Thùy Bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Trương Hoàng Trang Bệnh viện Đại học Y học TP. HCM
  • Trần Thanh Vỹ Bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh

Main Article Content

Keywords

Tổn thương trung thất trước, cộng hưởng từ khuếch tán

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh tổn thương choán chỗ trung thất trước trên cộng hưởng từ thường quy và khuếch tán; và đánh giá vai trò của cộng hưởng từ khuếch tán trong chẩn đoán phân biệt u lành và ác tính trung thất trước. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, hồi cứu trên 47 bệnh nhân có u trung thất trước, có kết quả giải phẫu bệnh, được chụp cộng hưởng từ tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 9/2018 đến tháng 3/2021. Các đặc điểm trên cộng hưởng từ được khảo sát: Kích thước, đường bờ, thành phần dịch, mỡ của tổn thương dựa trên các hình T1W DIXON trước và sau tiêm gado, T2 HASTE, T2 TIRM và định lượng các giá trị ADC của thành phần đặc trong tổn thương bằng hình DWI/ADC với giá trị b = 0 và b = 2000. Kết quả: Nghiên cứu gồm 47 bệnh nhân (22 nam, 25 nữ), trong đó có 4 tổn thương lành tính và 43 tổn thương ác tính. Giá trị ADC trung bình dựa vào R.O.I vùng và các giá trị ADC10, ADC90, ADCmean, ADCmedian trong biểu đồ ADC toàn bộ u giữa hai nhóm lành và ác tính khác biệt có ý nghĩa thống kê. Trong đó giá trị ADC trung bình dựa vào R.O.I vùng có giá trị cao nhất trong chẩn đoán phân biệt giữa các nhóm lành tính và ác tính, giữa nhóm A (u lành tính và thymoma A, AB, B1) với nhóm B (thymoma B2, B3 và các u ác tính khác), giữa lymphoma và các u ác tính khác. Đối với nhóm lành tính và ác tính, ở điểm cut off 1,3×10-3mm2/s, chẩn đoán có độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác lần lượt là 83,7%, 75%, 83%. Giữa hai nhóm A và B, cut off là 0,99x10-3mm2/s với độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác lần lượt là 74,2%, 93,8%, 80,9%. Giữa lymphoma và các u ác tính khác, cut off là 0,87×10-3mm2/s với độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác lần lượt là 100%, 73,7%, 76,7%. Kết luận: Cộng hưởng từ khuếch tán với giá trị ADC trung bình dựa vào R.O.I vùng, ADCmean, ADCmedian, ADC10, ADC90 có giá trị trong chẩn đoán phân biệt tổn thương lành tính và ác tính trung thất trước.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Gümüştaş et al (2011) Malignant versus benign mediastinal lesions: Quantitative assessment with diffusion weighted MR imaging. European radiology 21(11): 2255-2260.
2. Herneth et al (2003) Apparent diffusion coefficient: A quantitative parameter for in vivo tumor characterization. European journal of radiology 45(3): 208-213.
3. Li et al (2018) Sclerosing thymoma: A rare case report and brief review of literature. Medicine 97(16).
4. Nasr et al (2016) Diffusion weighted MRI of mediastinal masses: Can measurement of ADC value help in the differentiation between benign and malignant lesions. The Egyptian Journal of Radiology and Nuclear Medicine 47(1): 119-125.
5. Priola et al (2015) Differentiation of rebound and lymphoid thymic hyperplasia from anterior mediastinal tumors with dual-echo chemical-shift MR imaging in adulthood: Reliability of the chemical-shift ratio and signal intensity index. Radiology 274(1): 238-249.
6. Razek et al (2009) Assessment of mediastinal tumors with diffusion-weighted single-shot echo-planar MRI. J Magn Reson Imaging 30(3): 535-540.
7. Sabri et al (2017) MR diffusion imaging in mediastinal masses the differentiation between benign and malignant lesions. The Egyptian Journal of Radiology and Nuclear Medicine 48(3): 569-580.
8. Suster, Moran (2017) Diagnostic pathology: Thoracic e-book. Elsevier Health Sciences.
9. Travis et al (2015) World Health Organization classification of tumours of the lung, pleura, thymus and heart. International Agency for Research on Cancer.
10. Zhang et al (2018) A whole-tumor histogram analysis of apparent diffusion coefficient maps for differentiating thymic carcinoma from lymphoma. Korean J Radiol 19(2): 358-365.