Đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh phẫu thuật chấn thương hàm mặt tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Chu Thị Thu Phương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Thị Thu Hà Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Thị Kim Dung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thúy Dinh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Chấn thương hàm mặt, chăm sóc điều dưỡng

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố chăm sóc điều dưỡng ảnh hưởng đến kết quả điều trị phẫu thuật người bệnh chấn thương hàm mặt tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang 124 bệnh nhân chấn thương hàm mặt đơn thuần, được điều trị tại Khoa Phẫu thuật Hàm mặt và Tạo hình - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, từ tháng 11/2020 đến tháng 05/2021. Kết quả: Tai nạn giao thông (86,29%), thường gặp ở nam giới (75,81%), lứa tuổi lao động (18 - 59) chiếm đa số (87,90%). Đa số bệnh nhân bị sưng nề (94,35%), 27,05% bị tổn thương niêm mạc miệng, có tới 56,45% bệnh nhân có vết thương phần mềm khác ngoài hàm mặt. Tỷ lệ sưng, nề sau mổ giảm dần đến ngày ra viện còn 35,48%. Số lượng bạch cầu trung bình là 13,51 ± 0,71 (G/L) cao hơn bình thường, chẩn đoán bằng X-quang có tỷ lệ gãy tầng giữa mặt chiếm tỷ lệ cao hơn gãy xương hàm dưới với tỷ lệ 73,39%. Kết quả phẫu thuật có 01 bệnh nhân (0,81%) bị nhiễm khuẩn vết mổ, tỷ lệ sưng nề sau mổ giảm dần, ngày thứ nhất là 100%, đến ngày thứ 3 tỷ lệ này giảm còn 98,38%, ngày thứ 5 là 83,87% và ngày ra viện chỉ còn 35,48%. Truyền thông giáo dục sức khỏe đều trên 80%; tốt nhất là hướng dẫn quy chế bệnh viện và sử dụng thuốc đúng chỉ định chiếm 100%. Kết luận: Nguyên nhân chính gây chấn thương hàm mặt là tai nạn giao thông, nam giới chiếm tỷ lệ 3/1 so với nữ, lứa tuổi lao động chiếm đa số. Tổn thương gãy xương tầng giữa mặt chiếm trên 70%, xét nghiệm máu cho thấy bạch cầu tăng còn các chỉ số hoá nghiệm, sinh hoá máu khác trong giới hạn bình thường. Thời gian từ khi chấn thương đến khi vào viện trên 12 tiếng (77,4%), 94,35% có sưng nề vùng mặt. Kết quả điều trị phẫu thuật chỉ có 1/124 trường hợp nhiễm trùng vết mổ, những yếu tố điều dưỡng ảnh hưởng nhiều đến kết quả điều trị là chăm sóc thay băng, theo dõi dẫn lưu dịch, chăm sóc giảm đau và giáo dục sức khoẻ cho người bệnh.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Tanaka N, Tomitsuka K, Shionoya K, Andou H, Kimijima Y, Tashiro T, Amasaga T (1994) Aetiology of maxillofacial fracture. Br J Oral Maxillofa Surg 32: 19-23.
2. Kai-Hendrik B, Sarah W, Nils-Claudius G, Horst K, Constantin S, Rainer S, Schön R (2009) Five-year retrospective study of mandibular fractures infreiburg, germany: Incidence, etiology, treatment, and complications. Journal of Oral and Maxillofacial Surgery 67(6): 1251-1255.
3. Hoàng Ngọc Lan (2014) Đặc điểm lâm sàng, khớp cắn và hình ảnh X-quang sau điều trị phẫu thuật bệnh nhân gãy xương hàm trên Le Fort I, II và gò má cung tiếp. Tạp chí Y học Thực hành, 10 (938)/2014, tr. 116-119.
4. Athanassios K, Georgios K, Argyro K, Nikolaos L, Konstantinos A (2013) Incidence,aetiology, treatment outcome and complications of maxillofacial fractures. A retrospective study from Northern Greece. Journal ofCranio-Maxillo-Facial Surgery 41: 637-643.
5. Bither S, Mahindra U, Halli R, Kini Y (2008) Incidence and patternof mandibular fractures in rural population: A review of 324 patients at a tertiary hospital in Loni, Maharashtra, India. DentTraumatol 24: 468-470.
6. Nguyễn Công Suất (2017) Ứng dụng nẹp vis MIMIPLATE trong điều trị gãy xương hàm mặt tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh năm 2014 - 2016. Đề tài khoa học cấp bệnh viện, Quảng Ninh.
7. Arslan ED et al (2004) Assessment of maxillofacial trauma in Emergency Department. World J Emergency Surg 9: 13.
8. Majambo MH, Sasi RM, Mumena CH, Museminari G, Nzamukosha J, Nzeyimana A, Rutaganda E (2013) Prevalence of oral and maxillofacial injuries among patients managed at a Teaching Hospital in Rwanda. Rwanda J. Health sci 2(2): 20-24.
9. Phạm Văn Liệu (2011) Tổng quan về chấn thương gãy xương hàm mặt và phương pháp điều trị. Tạp chí Y học thực hành, (748), số 1/2011, tr. 20-23.
10. Trần Văn Trường, Trương Mạnh Dũng (2000) Tình hình chấn thương hàm mặt tại Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội trong 11 năm (1988 - 1998) trên 2149 bệnh nhân. Tạp chí Y học Việt Nam 10: 27-36.
11. Kai-Hendrik B, Sarah W, Nils-Claudius G, Kokemüller H, Constantin Stühmer, Rainer Schmelzeisen, Ralf Schön (2009) Five-year retrospective study of mandibular fractures infreiburg, germany: Incidence, etiology, treatment, and complications. Journal of Oral and Maxillofacial Surgery 67(6): 1251-1255.
12. Ashok Thorat and Wei-Chen Lee (2013) Critical care issues after major hepatic surgery. Chapeter 4: 83-103.