Nghiên cứu chỉ số tương hợp thất trái - động mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát

  • Bùi Thùy Dương Bệnh viện Quân y 103
  • Lương Công Thức Bệnh viện Quân y 103
  • Nguyễn Oanh Oanh Bệnh viện Quân y 103

Main Article Content

Keywords

VAC, Ea, Ees, tăng huyết áp, suy tim

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm chỉ số tương hợp cùng các thành tố và mối tương quan với hình thái, chức năng thất trái, động mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tại Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y trên 2 nhóm đối tượng: Nhóm chứng có 69 người trưởng thành với chức năng tim mạch bình thường và nhóm tăng huyết áp có 159 bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát. Thu thập các chỉ số lâm sàng, siêu âm tim, điện tim và huyết áp. Chỉ số tương hợp thất trái - động mạch (VAC) được tính từ tỷ lệ Ea/Ees. Ea (độ đàn hồi thất trái) được tính từ thể tích tống máu (SV) và huyết áp tâm thu. Ees (độ đàn hồi tâm thất cuối tâm thu) tính theo phương pháp đơn nhịp sử dụng huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, SV, tNd - tỷ lệ thời gian tiền tống máu trên tổng thời gian tâm thu. Kết quả: Bệnh nhân tăng huyết áp có phì đại thất trái và tăng huyết áp có giãn thất trái có VAC cao hơn và Ees thấp hơn nhóm tăng huyết áp không phì đại thất trái và tăng huyết áp không giãn thất có ý nghĩa thống kê. Bệnh nhân tăng huyết áp suy tim EF giảm và NYHA IV có Ees giảm thấp nhất và VAC tăng cao nhất có ý nghĩa khi so với chứng và các mức độ suy tim khác. Ea tăng cao tương đương nhau giữa các phân nhóm tăng huyết áp có và không có suy tim và cao hơn chứng có ý nghĩa thống kê. Ees có tương quan nghịch, VAC tương quan thuận với EDVi và LVMi (r = -0,58, -0,30 và r = 0,27, 0,29, p<0,05), Ea tương quan nghịch với EDVi (r = -0,42; p<0,05), không tương quan với LVMi. Tăng Ea, Ees, VAC có liên quan với giảm CO, CI (p<0,05). VAC tương quan thuận với BNP (r = 0,4; p<0,05), Ea và Ees thì không. Ees, Ea tương quan thuận với SVRi
(r = 0,34 và 0,49; p<0,05) nhưng VAC thì không. Ees tương quan thuận chặt với Ea (r = 0,661, p<0,001). Kết luận: Ở bệnh nhân tăng huyết áp, chỉ số VAC và các thành tố (Ea, Ees) có mối liên quan với chức năng động mạch, hình thái và chức năng thất trái cũng như mức độ của suy tim. Các chỉ số này có thể được sử dụng để đánh giá chức năng tim mạch trên lâm sàng.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Kass DA (2005) Ventricular arterial stiffening: Integrating the pathophysiology. Hypertension 46(1): 185-193.
2. Suga H (1971) Theoretical analysis of a left-ventricular pumping model based on the systolic time-varying pressure-volume ratio. IEEE Trans Biomed Eng 18(1): 47-55.
3. Chen CH, Fetics B, Nevo E et al (2001) Noninvasive single-beat determination of left ventricular end-systolic elastance in humans. J Am Coll Cardiol 38(7): 2028-2034.
4. Huỳnh Văn Minh, Phạm Gia Khải, Nguyễn Huy Dung và cộng sự (2008) Khuyến cáo 2008 của Hội Tim mạch học Việt Nam: Chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp ở người lớn. Khuyến cáo 2008 về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa, Nhà xuất bản Y Học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 235-294.
5. Yancy CW, Jessup M, Bozkurt B et al (2013) 2013 ACCF/AHA guideline for the management of heart failure: A report of the American College of Cardiology Foundation/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines. J Am Coll Cardiol 62(16): 147-239.
6. Lang RM, Badano LP, Mor-Avi V et al (2015) Recommendations for cardiac chamber quantification by echocardiography in adults: an update from the American Society of Echocardiography and the European Association of Cardiovascular Imaging. J Am Soc Echocardiogr 28(1): 1-39.
7. Borlaug BA, Kass DA (2008) Ventricular-vascular interaction in heart failure. Heart Fail Clin 4(1): 23-36.
8. Cheng HM, Yu WC, Sung SH et al (2008) Usefulness of systolic time intervals in the identification of abnormal ventriculo-arterial coupling in stable heart failure patients. European Journal of Heart Failure 10(12): 1192-1200.
9. Nitenberg A, Antony I, Loiseau A (1998) Left ventricular contractile performance, ventriculoarterial coupling, and left ventricular efficiency in hypertensive patients with left ventricular hypertrophy. Am J Hypertens 11(10): 1188-1198.
10. Asanoi H, Sasayama S, Kameyama T (1989) Ventriculoarterial coupling in normal and failing heart in humans. Circ Res 65(2): 483-493.
11. Lam CS, Roger VL, Rodeheffer RJ et al (2007) Cardiac structure and ventricular-vascular function in persons with heart failure and preserved ejection fraction from Olmsted County, Minnesota. Circulation 115(15): 1982-1990.
12. Bonnie Ky, French B, May Khan A et al (2013) Ventricular-arterial coupling, remodeling, and prognosis in chronic heart failure. J Am Coll Cardiol 62(13): 1165-1172.
13. Mathieu M, Oumeiri B, Touihri K et al (2010) Ventricular-arterial uncoupling in heart failure with preserved ejection fraction after myocardial infarction in dogs - invasive versus echocardiographic evaluation. BMC Cardiovascular Disorders 10: 32-42.