Đánh giá kết quả phẫu thuật thay van hai lá bằng phương pháp ít xâm lấn tại Bệnh viện Trung ương Huế

  • Trần Thanh Thái Nhân Bệnh viện Trung ương Huế
  • Vũ Đức Thắng Bệnh viện Quân y 103
  • Bùi Đức An Vinh Bệnh viện Trung ương Huế
  • Trần Như Bảo Lân Bệnh viện Trung ương Huế
  • Hồ Thị Quế Hương Bệnh viện Trung ương Huế
  • Nguyễn Thế Kiên Bệnh viện Quân y 103
  • Trần Hoài Ân Bệnh viện Trung ương Huế

Main Article Content

Keywords

Ít xâm lấn, phẫu thuật, thay van hai lá, đường mở ngực phải

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Phẫu thuật tim ít xâm lấn (IXL) đã có những bước phát triển mạnh mẽ, tăng cao về số lượng cũng như chất lượng. Tại Bệnh viện Trung ương Huế, trong những năm gần đây thay van hai lá (VHL) bằng phẫu thuật IXL được thực hiện thường quy và đạt được những kết quả khả quan. Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm và trung hạn của phẫu thuật thay VHL bằng phương pháp IXL với nội soi hỗ trợ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang không đối chứng. Bệnh nhân (BN) được chẩn đoán hẹp VHL có chỉ định phẫu thuật và được phẫu thuật thay VHL bằng phương pháp IXL có nội soi hỗ trợ tại Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 12/2016 đến tháng 12/2019. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, siêu âm và đánh giá kết quả phẫu thuật. Kết quả: 56 BN được phẫu thuật thay VHL IXL qua đường mở ngực phải với độ tuổi trung bình 44,5 ± 12,5 tuổi; tỷ lệ nam/nữ: 1/2,1; phân độ NYHA trước mổ với độ I - II chiếm 66,1%. Diện tích mở VHL trên siêu âm trung bình 1 ± 0,6cm2; LVEF trung bình 63,2 ± 5,4%; PAPs trung bình 43,3 ± 18,3mmHg. Thời gian kẹp ĐMC trung bình 95,8 ± 16,6 phút; thời gian THNCT trung bình 130,2 ± 27,9 phút; thời gian thở máy trung bình 3,4 ± 1,3 giờ; thời gian nằm ICU trung bình 5,9 ± 1,8 ngày. Không có trường hợp nào tử vong; 3,6% chảy máu phải mổ lại. Theo dõi 3 tháng sau mổ, phân độ NYHA với độ I - II chiếm 73,6%; LVEF trung bình 62,9 ± 3,7%; PAPs trung bình 31,7 ± 3,7mmHg; không có trường hợp nào cần phẫu thuật lại, không có tử vong. Kết luận: Phẫu thuật thay VHL bằng phương pháp IXL tại Bệnh viện Trung ương Huế an toàn, hiệu quả, cải thiện được lâm sàng, mức độ đau sau mổ.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Võ Tuấn Anh, Nguyễn Hoàng Định (2019) Đường cong huấn luyện trong phẫu thuật van hai lá ít xâm lấn qua đường mở ngực nhỏ bên phải. Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam, 26, tr. 10-20.
2. Phạm Thành Đạt, Đoàn Quốc Hưng, Nguyễn Công Hựu, Lê Ngọc Thành (2019) Phương pháp bộc lộ van hai lá trong phẫu thuật sửa van hai lá nội soi tại Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E. Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam, 26, tr. 26-30.
3. Dương Đức Hùng (2016) Phẫu thuật tim ít xâm lấn: Lựa chọn thế nào trong điều kiện Việt Nam?. Hội nghị Tim mạch toàn quốc 2016.
4. Nguyễn Công Hựu, Phan Thảo Nguyên, Đỗ Anh Tiến và cộng sự (2014) Phẫu thuật tim hở ít xâm lấn với nội soi hỗ trợ tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E: Những kinh nghiệm ban đầu qua 63 bệnh nhân phẫu thuật. Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam, 7, tr. 24-28.
5. Trần Thanh Thái Nhân, Trần Hoài Ân, Nguyễn Thục, Trần Như Bảo Lân (2018) Phẫu thuật tim hở ít xâm lấn với nội soi hỗ trợ tại Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Trung ương Huế: Những đánh giá ban đầu. Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam, 20, tr. 108-113.
6. Đặng Hanh Sơn (2011) Nghiên cứu đánh giá kết quả phẫu thuật thay van hai lá bằng van nhân tạo cơ học Sorin tại Bệnh viện Tim Hà Nội. Luận án Tiến sỹ y học, Học viện Quân y.
7. Lê Ngọc Thành (2018) Phẫu thuật tim hở nội soi: Thực trạng và triển vọng tại Việt Nam. Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E.
8. Chitwood WR, Wixon CL, Elbeery JR, Moran JF, Chapman WHH, Lust RM (1997) Video-assisted minimally invasive mitral valve surgery. The Journal of Thoracic and Cardiovascular Surgery 114(5): 773-782.
9. Daniel P, José LP (2017) Contemporary results in minimally invasive mitral valve surgery. Minimally invasive mitral valve surgery, 1st ed, Nova Biomedical, New York, Chapter 14: 313-332.
10. Falk V, Walther T, Autschbach R, Diegeler A, Battellini R, Mohr FW (1998) Robot-assisted minimally invasive solo mitral valve operation. The Journal of Thoracic and Cardiovascular Surgery 115(2): 470-471.
11. Glower D (1998) Mitral valve operation via Port Access versus median sternotomy. European Journal of Cardio-Thoracic Surgery 14: 143-147.
12. Iribarne A, Russo MJ, Easterwood R et al (2010) Minimally invasive versus sternotomy approach for mitral valve surgery: A propensity analysis. Ann Thorac Surg 90(5): 1471-1477.
13. Felger JE, Chitwood WR, Nifong LW, Holbert D (2001) Evolution of mitral valve surgery: Toward a totally endoscopic approach. The Annals of Thoracic Surgery 72(4): 1203-1209.
14. Mattia G, Antonio L, Antonio M, Eugenio Q (2017) Mini-thoracotomy mitral valve repair. Minimally invasive mitral valve surgery, 1st ed, Nova Biomedical, New York, Chapter 8: 155-177.
15. Modi P, Hassan A, Chitwood WR (2008) Minimally invasive mitral valve surgery: A systematic review and meta-analysis. Eur J Cardiothorac Surg 34(5): 943-952.
16. Sundermann SH, Sromicki J, Rodriguez HCB et al (2014) Mitral valve surgery: Right lateral minithoracotomy or sternotomy? A systematic review and meta-analysis. J Thorac Cardiovasc Surg 148(5): 1989-1995.
17. Vleissis AA, Bolling SF (1998) Mini-reoperative mitral valve surgery. J Card Surg 13(6): 468-470.
18. Walther T, Falk V, Metz S et al (1999) Pain and quality of life after minimally invasive versus conventional cardiac surgery. The Annals of Thoracic Surgery 67(6): 1643-1647.
19. Müller L et al (2018) Indications and contra-indications for minimally invasive mitral valve surgery. Journal of visualized surgery 4: 255.